Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của loài người, có rất nhiều vị danh tướng tài ba giỏi giang lỗi lạc đã xuất hiện. Đây là những thiên tài trong lĩnh vực quân sự, khi cầm quân đều có thể làm thay đổi cả trật tự thế giới. Chiến tranh là một phần tất yếu của lịch sử và nó đã gây ra bao sự chết chóc, mất mát và vết thương lớn cho nhân loại. 

Bên cạnh đó, chiến tranh cũng cũng chính là cái nôi sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng kiệt xuất. Họ là những ai, hãy cùng tìm hiểu Top 10 vị tướng giỏi nhất thế giới – Những người đã làm thay đổi cả nền trật tự thế giới nhé!

10 vị tướng giỏi nhất thế giới do Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xét phong

Dưới đây là tổng hợp danh sách 10 vị tướng giỏi nhất thế giới do Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xét phong vào tháng 2 năm 1984. Trong đó, Việt Nam vinh dự có đến tận hai người con ưu tú trong danh sách này. Đó chính là anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Alexander Đại đế (356-323 TCN) của Hy Lạp

Alexander Đại đế

Alexandros III của đế chế Macedonia, thường được nhiều người biết đến rộng rãi với cái tên Alexander Đại đế. Ông là basileus thứ 14 thuộc nhà Argead của Vương quốc Macedonia vào thời cổ đại.

Chỉ trong 12 năm ngắn ngủi trị vì đế chế Macedonia (336 – 323 TCN), Alexander Đại đế đã dùng tài năng của bản thân chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới mà ông biết đến tại thời điểm ấy trước khi chết.

Ông cất tiếng khóc chào đời vào tháng 7 năm 356 Trước CN trùng với thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Do đó mà nhiều người tin rằng Alexander Đại đế chính là con của một vị thần rắn. Các nhà tiên tri vào thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai cầm quân “bách chiến bách thắng”.

Sự thật sau này đã chứng minh lời tiên tri đó là đúng. Bởi trong tất cả các cuộc dẫn quân đi chinh phạt các quốc gia và vùng lãnh thổ của mình, Alexander Đại đế gần như luôn là vị tướng bách chiến bách thắng. Các trận chiến nổi bật nhất trong những chiến thắng nổi bật Alexander Đại đế là:

Chiến dịch chinh phạt đế quốc Ba Tư và đây cũng chính là chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi.

Năm 331 TCN, diễn ra trận Gaugamela thì Alexander Đại đế cùng hơn 40.000 quân lính của mình đã đánh bại hơn mấy vạn quân Ba Tư do hoàng đế đang cai trị Ba Tư lúc đó là Darius III nhà Achaemenes dẫn đầu.

Thành Cát Tư Hãn của đế chế hùng mạnh Mông Cổ

Thành Cát Tư Hãn chính là người hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng Đông Bắc châu Á và sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ năm 1206

Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227) là một Khả Hãn Mông Cổ và ông cũng là người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ sau khi đã hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng Đông Bắc Á năm 1206. Trong thời gian trị vì của mình, ông đã mở rộng lãnh thổ đất nước mình đi từ châu Á sang tới tận châu Âu. Tương truyền, đội quân của ông đi đến đâu, thì cỏ không thể mọc được tới đó.

Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất thế giới và có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được cả dân tộc Mông Cổ kính trọng, xem như là vị lãnh đạo đã mang lại sự thống nhất cho Mông Cổ. Cháu nội của ông cũng là người kế tục sau này, Hốt Tất Liệt là người đã lập ra nhà Nguyên của Trung Hoa cổ đại. 

Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 ( tức năm 1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được nhiều người gọi là Nguyên Thái Tổ. Khi đó, thụy hiệu truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (tức năm 1309), Nguyên Vũ Tông gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông đổi sang là Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Xem thêm:   Phùng Khánh Linh là ai? Nữ ca sĩ dùng âm nhạc khẳng định nữ quyền

Các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như quân sự đều đánh giá rất cao tài năng cầm quan của ông, từ cách tổ chức quân đội cho tới khi đưa ra chiến thuật. Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn đã tuân theo đó chính là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất, tốc chiến tốc thắng. Trong tất cả các trận chiến, Thành Cát Tư Hãn là người không bao giờ buông tha cho kẻ địch, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, hàng thua.

Napoleon Bonaparte – Hoàng đế vĩ đại nước Pháp

Chân dung Napoleon Bonaparte.

Napoléon Bonaparte có tên khai sinh Napoleone di Buonaparte; 15/8/1769 mất năm 5/5/1821. Ông là một nhà chính khách và lãnh đạo quân sự người Pháp đã lãnh đạo nhiều chiến dịch thành công trong phong trào Cách mạng Pháp và cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp. Ông cũng lên ngôi Hoàng đế Pháp với đế hiệu là Napoléon I từ năm 1804 đến năm 1814 và trở lại ngai vàng vào năm 1815 sau đó trong gần 100 ngày trị vì.

Napoleon là một chính trị cũng như là một nhà quân sự kiệt xuất khiến cả thế giới kính phục nhưng cũng phải khiếp sợ.

Napoleon được xưng danh là thần chiến tranh do bởi với cách dụng binh khó lường và những việc làm phi thường của ông mà không vị tướng nào dám thực hiện. Nhờ đó mà vị hoàng đế nước Pháp này đã tạo ra những chiến thắng rực rỡ vĩ đại, chớp nhoáng khi phải chống lại những kẻ địch có ưu thế hơn về quân số.

Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng cầm quân thiên bẩm của Napoleon là chính trận chiến Ba Hoàng đế – Austerlitz diễn ra vào năm 1805. Napoleon đã chỉ huy thành công khi chỉ với 73.000 quân Pháp và cũng chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh của hai nước Áo – Nga.

Các chiến dịch của hoàng đế Napoleon đã được nghiên cứu tại nhiều học viên quân sự khắp nơi trên thế giới. Vị hoàng đế lỗi lạc này cũng được lịch sử thế giới ghi nhận là danh tướng vĩ đại nhất của thế giới thế kỷ 19.

Hannibal Barca nhà chiến thuật quân sự người Carthage

Hanibal Barca - Vị tướng huyền thoại người Carthage

Hannibal, con trai của Hamilcar Barca (sinh năm 247 TCN và mất 183 TCN) là một tướng lĩnh và cũng nhà chiến thuật quân sự tài ba người Carthage. Chữ “Hannibal” trong tên ông nghĩa là “niềm vui của thần Baal” (vị thần chủ của người Carthage), còn dòng họ của ông “Barca” có nghĩa là “tia chớp”. 

Chữ Barca có thể được viết là “Barcas” hay “Barak”. Cha ông chính là Hamilcar Barca, người chỉ chỉ huy quân Carthage trong chiến tranh Punic lần I. Hai em trai của ông là Hasdrubal và Mago cùng anh rể của ông cũng có tên là Hasdrubal.

Vị tướng huyền thoại người Carthage này đã tự mình dẫn đội quân với lực lượng yếu và ít hơn hẳn đế chế Rome đến từ Catherine (Tây Ban Nha ngày nay) đánh thẳng vào Rome. Quân đội của ông đã có những chiến thắng rực rỡ và làm suy yếu tận gốc rễ đế chế La Mã vĩ đại.

Hannibal được công nhận là một trong những vị tướng giỏi nhất và nhà chiến thuật tài ba nhất từng xuất hiện trong lịch sử quân sự thế giới. Nhà sử học quân sự Theodore Ayrault Dodge nổi tiếng đã một lần gọi Hannibal Barca là “cha đẻ của chiến thuật”.

Lời khen này đã giúp Hannibal giành được tiếng vang lớn trong thế giới hiện đại và đưa tên tuổi của sánh vai với những vị danh tướng thời cận đại được xem là thiên tài quân sự như Napoléon Bonaparte hay Công tước Wellington. Cuộc đời của ông đã được đề cập trong nhiều bộ phim dã sử và tư liệu.

Ông cũng là người được biết đến với một câu nói nổi tiếng: Chúng ta sẽ tìm hoặc tự tạo cho mình một con đường.

Julius Cesar – vị Hoàng đế không ngai

Cesar là một lãnh tụ quân sự lỗi lạc và chính trị gia xuất sắc của La Mã

Gaius Julius Caesar sinh ngày 12/7/100 TCN – 15/3/44 TCN là một vị tướng và chính khách nổi tiếng người La Mã. Với vai trò là thành viên của Chế độ tam hùng lần thứ nhất, Caesar đã đứng lên lãnh đạo quân đội La Mã trong cuộc Chiến tranh xứ Gallia trước khi ông đánh bại Pompey trong một cuộc nội chiến và cai trị nước Cộng hòa La Mã với tư cách là nhà độc tài từ năm 49 TCN cho đến khi bản thân bị ám sát vào năm 44 TCN. Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện dẫn đến việc sụp đổ của Cộng hòa La Mã và sự trỗi dậy từ tro tàn của Đế chế La Mã.

Xem thêm:   Trăng máu là gì? Hiện tượng trăng máu có ý nghĩa gì?

Một trong những chiến tích vang dội nhất mà Julius Cesar từng thực hiện là cuộc chinh phục xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Tây Thụy Sĩ, , Bỉ Vv… ngày nay) mở đường cho La Mã tiếp cận Đại Tây Dương. 

Sau đó, Cesar đã phát động cuộc xâm lăng của La Mã vào xứ Britannia (lãnh thổ nước Anh ngày nay) cũng như ông đã hạ lệnh cho xây cầu sông Rhein năm 55 TCN, trở thành vị tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche cũng như qua bên bờ phải sông Rhein.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của nhà Trần

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, một vị danh tướng anh hùng dân tộc Việt Nam thời nhà Trần

Trần Hưng Đạo sinh năm 1231 mất năm 1300, tên thật là Trần Quốc Tuấn tước hiệu Hưng Đạo đại vương. Ông là một nhà chính trị, nhà quân sự lôi lạc và cũng là tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết nhiều đến trong lịch sử Việt Nam với việc bản thân là người chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông vào năm 1285 và năm 1288. Phần lớn  trong các tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian sau này thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách viết gọi đầy đủ là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”. Đây vốn bao gồm tước hiệu được vua nhà Trần sắc phong cho ông. Ông chính là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Chiến thắng của quân dân ta do ông chỉ huy trước đội quân Mông Cổ hùng mạnh, thiện chiến dưới thời của Hốt Tất Liệt được xem là một trong những chiến công vĩ đại nhất trong nền lịch sử thế giới.

Ngoài ra, Hưng Đạo Vương còn để lại nhiều tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Vạn Kiếp tông bí truyền thư va Binh thư yếu lược đặt nền móng cho nền nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần cho đến ngày nay.

Oliver Cromwell – Danh tướng nước Anh

Oliver Cromwell là danh tướng lừng danh trong lịch sử của nước Anh

Oliver Cromwell sinh ngày 25/4/1599 và mất ngày 3/9/1658 là một nhà lãnh đạo chính trị  và quân sự kiệt xuất người Anh. Ông cũng người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở nước Anh và sau đó là nhận Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. 

Oliver Cromwell đã lãnh đạo đội quân sườn sắt đánh bại quân đội hùng mạnh của hoàng gia Stewart trong cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra vào thế kỉ XVII, chém đầu vua Anh Charles I (năm 1649). 

Tuy nhiên, Cromwell là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi hai chiều nhất trong lịch sử nước Vương quốc Anh. Với những sử gia như Christopher Hill hay David Hume, ông chính là tên độc tài phạm tội giết vua, nhưng với những nhà sử học khác như Samuel Rawson Gardiner hay Thomas Carlyle thì ông là người anh hùng của tự do và dân chủ. 

Ở Anh, Cromwell đã được chọn vào danh sách 10 người vĩ đại nhất của  nước Anh mọi thời đại trong một cuộc bình chọn do BBC tổ chức vào năm 2002. Những biện pháp của ông khi đối phó với người Thiên chúa giáo tại Ireland bị nhiều sử học coi đó rất gần với tội ác diệt chủng và cũng ở chính Ireland cho tới tận ngày nay, người ta vẫn rất căm thù Cromwell.

Mikhaiin Cutudop – Nguyên soái nước Nga

Mikhaiin Cutudop là một vị nguyên soái trong lịch sử nước Nga

Mikhail Illarionovich Golenishchev-Kutuzov sinh ngày 16/9/1745 mất ngày 28/4/1813 là một nhà quân sự, chính khách cũng là nhà ngoại giao tài ba của nước Nga Sa Hoàng. 

Kutuzov đã đảm nhận nhiệm nhiều chức vụ về quân sự và  đối ngoại dưới thời nữ hoàng Ekaterina II (1762 – 1797), các vua Pavel I (1797 – 1801) và cả vua Aleksandr I (1801 – 1825). Nhưng chiến công nổi bật nhất của ông là việc chỉ huy quân đội Nga trong chiến tranh Pháp-  Nga (năm 1812).

Xem thêm:   Otis là ai? ‘Nam sinh học đường’ thị phi có bạn gái Tây Bắc?

Mikhail Kutuzov được sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống quân sự lâu đời. Thời trẻ, ông đã từng tham gia các cuộc chiến với Ba Lan ( năm 1768), Thổ Nhĩ Kỳ (các giai đoạn 1768-1774; 1787-1792), lập không ít chiến công nhưng đáng tiếc mắt phải của ông bị thương nhiều lần và sau này dẫn đến mù vĩnh viễn. 

Sau đó, Kutuzov đã đi thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao ở Ottoman, Phổ, và Thụy Điển. Vào năm 1805, ông lên làm tổng chỉ huy liên quân Nga-Áo chống lại quân đội Pháp dưới tài cầm quân hoàng đế Napoleon I trong trận Austerlitz. Từ những năm 1806 – 1812, Kutuzov đã chỉ huy quân Nga trong chiến tranh với Ottoman tại lưu vực của sông Danube.

Vào năm 1812, trong cuộc chiến tranh Pháp-Nga thì Kutuzov được Nga hoàng Aleksandr I chọn làm người tổng chỉ huy quân đội thay Barclay de Tolly. 

Dưới sự lãnh đạo tài ba của ông, quân và dân Nga đã đẩy lui quân đội nước Pháp ra khỏi lãnh thổ, tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh Napoleon trên toàn cõi châu Âu. Sau đó, Kutuzov được Nga Hoàng phong làm công tước xứ Smolensk cũng như để vinh danh công lao của ông; nhưng ít lâu sau vào năm 1813 thì ông qua đời. 

Năm 1973, chính quyền nhà nước Liên Bang Xô-viết (cũ) đã cho xây dựng bia tưởng niệm Kutuzov tại Moskva. Tên của  ông còn được đặt cho một huân chương chiến đấu dành cho Hồng quân Liên Xô trong thế chiến thứ 2, đặc biệt là chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).

Geogry Zukop – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô

Mikhaiin Cutudop là một vị nguyên soái trong lịch sử nước Nga

Georgy Konstantinovich Zhukov sinh ngày 1/12/1896 và mất năm 18/6/1974 là một sĩ quan cấp tướng và cũng là Nguyên soái của nhà nước Liên Xô. 

Ông cũng từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng cho đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và cũng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Đảng Cộng sản (sau này chính là Bộ Chính trị). Trong thế chiến thứ 2, Zhukov là người lãnh đạo một số chiến dịch quan trọng của Hồng quân Liên Xô.

Sinh ra ở miền trung nước Nga trong một gia đình nông dân nghèo, Zhukov đã gia nhập Quân đội Đế quốc Nga và có tham chiến trong thế chiến thứ nhất. Ông cũng từng phục vụ cho Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga. Dần dần thăng tiến qua nhiều cấp bậc, cho đến năm 1939, Zhukov đã được trao quyền chỉ huy một đoàn quân và giành chiến thắng trong trận chiến quyết định trước quân đội Nhật tại Khalkhin Gol. Đây cũng chính là trận đánh đầu tiên trong số bốn giải thưởng Anh hùng Liên Xô. Tháng 2/1941, Zhukov đã  được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng của Hồng quân.

Sau khi nước Đức xâm lược Liên Xô, Zhukov đã mất chức tổng tham mưu trưởng. Sau đó, ông liền tổ chức phòng thủ tại Moscow, Leningrad và Stalingrad. Ông cũng đã tham gia lên kế hoạch cho một số cuộc tấn công lớn, bao gồm cả Trận Kursk và Chiến dịch Bagration. 

Vào năm 1945, Zhukov đã chỉ huy Phương diện quân Belorussia 1 và tham gia vào Chiến dịch Wisla–Oder cũng như Trận Berlin. Điều này đã dẫn đến sự thất bại thê thảm của Đức Quốc xã và kết thúc chiến tranh ở lãnh thổ châu Âu. 

Để ghi nhận công lao vĩ đại của Zhukov trong cuộc chiến, ông đã được chọn là người chấp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc Xã và kiểm tra Lễ duyệt binh Chiến thắng ở Moscow vào năm 1945.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp chính là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Việt Nam. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 mất ngày 4/10/2013 có tên khai sinh là Võ Giáp hay còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn. Ông được mệnh danh chính là bậc thầy số một về chiến tranh du kích.

Mặc dù bản thân không hề được đào tạo qua bất kỳ một trường lớp quân sự chính quy nào cũng không trải qua các cấp bậc quân hàm nào trong quân đội nhưng Võ Nguyên Giáp lại được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1948 khi đó ông mới chỉ 37 tuổi.

Với tài năng của bản thân mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dùng tài năng của mình chỉ huy thành công chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Thực dân Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại trong trận kháng chiến chống Đế quốc Mỹ và chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.

Trên đây là những vị tướng được toàn thế giới công nhận là 10 vị tướng giỏi nhất thế giới từng có trong lịch sử. Quý độc giả hãy cùng tham khảo để tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và những chiến thắng lẫy lừng ghi dấu tên mình của những danh tướng này nhé!