Vừa mới lọt lòng, trẻ và mẹ như hai cá thể không thể tách rời vì những em bé lúc này rất phụ thuộc vào mẹ. Càng lớn, trẻ dần nhận ra mình là một cá thể độc lập thông qua những thay đổi trong thói quen như ăn dặm, ngủ giường riêng, ngủ phòng riêng, trẻ dần thoát khỏi sự phụ thuộc thân thiết vào mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình này, nếu cha mẹ nuông chiều con cái quá mức, bảo bọc con quá mức thì điều này dễ khiến trẻ bị tâm lý ỷ lại. Vậy con trai ngủ cùng mẹ có sao không? Hãy đọc hết bài viết để có câu trả lời để nuôi dạy con đúng đắn nhé.

Con Trai Ngủ Cùng Mẹ Có Nên Hay Không?

Giữa con người với nhau, kể cả với cha mẹ ruột cũng đều có ranh giới, sau khi con cái lớn lên cũng phải quan tâm và nắm bắt được ranh giới này.

Đối với trẻ khác giới, sau khi trẻ đến một độ tuổi nhất định phải sắp xếp cho trẻ ngủ trong phòng riêng càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ vì sức khỏe của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tính cách tự tin, mạnh mẽ.

Việc cho con đã lớn ngủ chung là điều rất không nên. Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ cần cho con ngủ riêng từ sớm. Việc cho con ngủ chung như vậy vô tình khiến trẻ không nhận ra mình đã lớn hoặc cứ muốn nhỏ mãi để được cưng chiều. Điều đó sẽ hạn chế tính tự lập, tự giác, ngay cả việc học cũng không nghĩ là học cho mình.

Với quan điểm chung của các bác sĩ thì việc cho con trai ngủ cùng mẹ hay con cái ngủ cùng cha mẹ khi đã lớn là không nên nó sẽ làm cho trẻ mất đi tính tự lập và không có không gian riêng tư. Thêm vào đó là các nhu cầu sinh lý nảy sinh sẽ khiến đến các hậu quả đáng tiếc mà không mong muốn.

Câu Chuyện Con Trai Ngủ Cùng Mẹ Ở Trung Quốc

Chị Âu Dương (Trung Quốc) ly hôn và một mình nuôi con trai 5 tuổi. Bị ảnh hưởng bởi tình cảm của cha mẹ, con trai cô từ nhỏ đã tương đối rụt rè và đặc biệt sợ bóng tối. Để giúp con vượt qua nỗi sợ, người mẹ phải dọn vào phòng của con trai và ngủ cùng đứa trẻ trong vài năm.

Nửa đêm, chị Âu Dương nghe thấy tiếng nước chảy xối xả rất lâu trong phòng tắm, cô nhanh chóng đứng dậy thì thấy con trai mình đang lén lút lau quần lót.

Thấy mẹ, cậu con trai ngượng ngùng nói: “Hình như con vô tình đi tiểu”… Con vừa nói xong, chị Âu Dương đã sửng sốt và hiểu ra nguyên do.

Chị nhận ra rằng cậu con trai 13 tuổi của của mình đã lớn và bước đầu đã có những phản ứng sinh lý bình thường như “mộng tinh” hoặc “giấc mơ ướt”. Người mẹ thấy có chút hối hận vì 8 năm qua nghĩ con còn nhỏ và cứ để con ngủ cùng mẹ trong thời gian quá dài.

Xem thêm:   Cụm danh từ là gì? 2 đoạn văn tham khảo dễ hiểu về cụm danh từ

Sau khi khéo léo làm tư tưởng cho con, người mẹ đã quyết định cho con ngủ riêng, ban đầu để sáng đèn và từ từ giảm dần độ sáng. Đồng thời cũng lựa cơ hội phù hợp để tâm sự với con về chuyện dậy thì và giới tính.

Cho con trai, con gái ngủ cùng mẹ sẽ có tác động gì?

Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ

Đứa trẻ vẫn còn nhỏ, không dám ngủ một mình và cần sự đồng hành của cha mẹ, điều này là dễ hiểu. Tuy nhiên, khi tuổi lớn dần, nếu vẫn phải có ai đó bên cạnh, đứa trẻ quá phụ thuộc và không muốn tự mình lớn lên. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của đứa trẻ.

Do đó, khi trẻ được khoảng 3 tuổi, các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ ngủ phòng riêng, chỉ cần bạn kiên trì, trẻ sẽ thích nghi nhanh chóng.

Cậu con trai 13 tuổi còn đang ngủ với mẹ, đến đêm xảy ra sự việc bất ngờ, người mẹ hối hận liền lập tức tách phòng - Ảnh 2.

Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ ngủ phòng riêng. (Ảnh minh họa)

Dậy thì sớm

Bắt đầu từ 7 đến 8 tuổi, với sự phát triển nhanh chóng, các hormone thể lực được “đánh thức” và trẻ bước đầu nhận thức về giới tính.

Nếu thường xuyên ngủ chung giường với bố mẹ sẽ dễ dẫn đến tình trạng hormone tăng trưởng nhanh dẫn đến trẻ dậy thì sớm. Điều này không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển thể chất, sức khỏe mà còn cả việc học tập, sinh hoạt.

Không hiểu ranh giới

Những đứa trẻ lớn vẫn ngủ với cha mẹ thường nhận thức về giới tính rất mơ hồ. Các em dễ tò mò về cơ thể của người khác phái. Vì vậy, cha mẹ nên giải đáp cho con những kiến thức về vệ sinh thân thể cùng sự khác biệt giữa nam và nữ.

Cậu con trai 13 tuổi còn đang ngủ với mẹ, đến đêm xảy ra sự việc bất ngờ, người mẹ hối hận liền lập tức tách phòng - Ảnh 3.

Cha mẹ nên giải đáp cho con những kiến thức về vệ sinh thân thể cùng sự khác biệt giữa nam và nữ.

Ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và định hướng tình yêu sau này

Một số em ở với cha mẹ lâu ngày, do quen nhìn cơ thể người khác giới nên không còn cảm giác “bí mật” về người khác giới nữa, dẫn đến rối loạn khuynh hướng tình dục. Họ không tin vào nửa kia, không tự tin vào cuộc sống gia đình, lo sợ trước ngưỡng cửa hôn nhân.

Con Trai Ngủ Cùng Mẹ Sẽ Mang Lại Tác Hại Xấu

  • Trong nhiều gia đình, mối quan hệ giữa con cái và mẹ gần gũi hơn, điều này chủ yếu là do người mẹ mềm mỏng, nhẹ nhàng tình cảm hơn, đồng thời cũng dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn cha. Nhưng nếu con trai quá dựa dẫm vào mẹ thì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các nét tính cách nam giới của trẻ. Con trai sẽ không đủ mạnh mẽ, thiếu nam tính và tỏ ra rất nhát gan.
  • Con trai phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, cũng có thể khiến con lớn lên vẫn không thể tự mình sống độc lập, cuối cùng trở thành một “chàng trai bám mẹ”, cần dựa dẫm vào mẹ mọi việc và không thể tự chăm sóc bản thân.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào mẹ cũng sẽ cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Dưới sự bảo chac của mẹ, trẻ không thể hình thành nhận thức tâm lý trưởng thành. Điều này không chỉ cản trở việc phát huy tiềm năng của trẻ mà còn ảnh hưởng đến đánh giá của trẻ về bản thân.
  • Trẻ bám mẹ thường rất lo lắng khi phải rời xa mẹ, tuy nhiên đây là một giai đoạn phát triển cảm xúc bình thường, bắt đầu khi trẻ dần hiểu rằng mọi thứ và con người tồn tại ngay cả khi chúng không có mặt. Tin tốt là nỗi lo lắng về sự chia ly sẽ dần qua đi và cha mẹ có thể thực hiện các bước để kiểm soát nó dễ dàng hơn.
Xem thêm:   Tính chất hóa học của HNO3 là gì? 8 lưu ý khi sử dụng axit nitric HNO3

Tại Sao Con Trai Ngủ Cùng Mẹ Sẽ Ảnh Hưởng Tâm Lý

Trên thực tế, tất cả những người mẹ đều yêu và thương các con của mình dù bé là trai hay gái. Điều này sẽ nhân lên gấp bội đối với những người làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, một số hành vi của mẹ vô tình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của đứa trẻ.

Quá thân thiết với con

Sau cuộc hôn nhân thất bại, hầu hết tất cả các bà mẹ đơn thân đều đặt cược hết tất thảy tình yêu vào cho đứa con của mình để hy vọng bù đắp sự thiếu vắng của người cha. Tuy nhiên trên thực tế nên chú ý, “loại tình yêu” này sẽ dễ bị biến dạng. Nỗi đau bên trong đứa trẻ là không thể chịu đựng được nhưng phải chấp nhận. Bé sẽ lớn lên theo kiểu giáo dục cực đoan và gặp phải vấn đề lớn trong cuộc sống.

ngu cung con trai 16 tuoi tu nho, me ngan nguoi vi hanh dong con trai lam moi dem - 2

Ảnh minh họa

Ví dụ, một người cha/ người mẹ quá quan tâm đến đứa trẻ và không muốn con thoát khỏi vòng tay của mình càng khiến bé bị phụ thuộc vào cha mẹ mà thôi. Đặc biệt là khi mối quan hệ với cha mẹ là khác giới, rất dễ tạo tâm lý “yêu cha” hoặc “yêu mẹ”. Trẻ ngày càng bị ảnh hưởng sâu sắc và nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai, cuộc sống tình cảm của chúng.

Không thay đổi những thói quen nhạy cảm

Đứa trẻ lên 3 tuổi bắt đầu có nhận thức về giới tính. Việc tắm rửa, mặc quần áo và những giáo dục về sức khỏe thể chất nên được dạy dỗ bởi cha mẹ đồng giới.

Việc cha mẹ khác giới ngủ cùng, tắm cùng, thay quần áo trước mặt con… có thể gây kích thích ham muốn tình dục của đứa trẻ, gây ra phát triển sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tư vấn tâm lý

Đối với những người cha mẹ đơn thân, đứa trẻ thường có tâm lý phụ thuộc nhiều hơn. Vì thế, khi trẻ bắt đầu đến bộ tuổi trưởng thành, cha/mẹ cần thường xuyên trò chuyện và tư vấn những tâm lý để trẻ hiểu hơn về cuộc sống trong tương lai mình sẽ phải đối diện.

Tại Sao Cần Cho Con Ngủ Riêng Ngay Từ Nhỏ

Tập cho bé ngủ riêng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời hình thành những thói quen tốt:

  • Tập cho bé ngủ riêng giúp giảm nguy cơ tử vong sơ sinh: Các nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ ngủ riêng sẽ hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, có tới hơn 1/2 trường hợp trẻ tử vong do bị mẹ đè và gây ngạt thở.
  • Tập cho bé ngủ riêng sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn: Khi trẻ ngủ chung cùng với cha mẹ có thể hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm hoặc quấy khóc. Đặc biệt, cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những điều này sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn, thậm chí không có thói quen tự ngủ hoặc khó ngủ lại nếu bị tỉnh giấc vào ban đêm. Chính vì thế, nếu được cho ngủ riêng thì trẻ có thể rèn thói quen tự ru mình vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Thời gian ngủ đúng và đều đặn sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp hình thành thói quen tự lập khi lớn lên.
  • Khi trẻ ngủ riêng có thể giúp tránh được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý: Nếu ngủ chung với cha mẹ, có thể một lúc nào đó trẻ sẽ bắt gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của mình như: Cha mẹ cãi nhau, hành vi bạo lực gia đình… Những hình ảnh này nếu trẻ chứng kiến nhiều thì sẽ ăn sâu vào tâm trí và ảnh hưởng đến phát triển tâm lý sau này. Một số trẻ có thể xảy ra những chấn động tâm lý không hề nhỏ.
Xem thêm:   Sự khác nhau giữa dòng điện 1 chiều và xoay chiều lớp 9

10 Cách Cho Con Ngủ Riêng Ngay Từ Nhỏ Hiệu Quả Cho Cha Mẹ

Thuyết phục con ngủ riêng không phải là một chuyện dễ dàng. Con sẽ làm nũng khiến bố mẹ mềm lòng. Vì vậy, kế hoạch tập cho bé ngủ riêng sẽ không thành công. Tuy nhiên, không phải không có cách để tập cho bé ngủ riêng, bạn có thể tham khảo 10 cách sau của Hello Bacsi.

Tập cho bé ngủ riêng từ nhỏ

Một em bé còn quá nhỏ ngủ riêng có thể khiến bố mẹ không an tâm. Tuy nhiên, về lâu về dài, bạn sẽ thấy đây là một quyết định đúng đắn. Vì vậy, đừng nên đợi đến khi con quá lớn rồi mới tập cho trẻ ngủ riêng mà nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, khi bé đã quen với việc ngủ một mình, bạn đừng để trẻ leo lên giường của bạn lần nào dù con làm nũng thế nào. Tóm lại, bắt đầu sớm là một trong những mẹo tốt nhất để tập cho bé ngủ riêng đấy.

Dùng những lời lẽ dịu dàng để thuyết phục bé

Những lời nói khiển trách thường không hiệu quả trong việc tập cho bé ngủ riêng. Thay vì dùng lời lẽ không hay, bạn nên sử dụng giọng điệu dịu dàng để dỗ dành bé, chẳng hạn như: “Đã đến lúc con nên ngủ một mình vì bây giờ con đã lớn rồi”.

Dạy con tính độc lập

Trẻ em không thể ngủ được nếu thiếu bố mẹ bên cạnh. Do đó, hãy từ từ tập cho con cách ngủ một mình. Nếu bé muốn bạn nằm chung để ngủ, đầu tiên hãy đồng ý và ngồi trên giường của trẻ. Sau đó, bạn từ từ di chuyển đến ngồi ở một chiếc ghế trong phòng trẻ. Cuối cùng, hãy biến mất hoàn toàn khỏi phòng. Cách này sẽ mất khoảng vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn nhưng lại đem đến hiệu quả.

Không nên nóng vội

Đối với trẻ nhỏ, ngủ một mình là một bước tiến lớn. Vì vậy, bạn cũng đừng vội vàng muốn đạt kết quả ngay nhé. Hãy thực hiện từ từ tùy thuộc vào khả năng của con. Điều này có thể mất vài tuần nhưng nếu nóng vội, những nỗ lực của bạn sẽ có khả năng thất bại.

Cố gắng duy trì thói quen

Bạn phải nói “không” với trẻ, ngay cả lúc 2 giờ sáng. Nếu bé vào phòng bạn và xin ngủ chung, hãy từ chối. Dẫn trẻ trở lại phòng ngủ và dỗ trẻ ngủ lại.

“Ưu đãi” cho trẻ

“Mẹ muốn con ngủ một mình? Vậy con sẽ được gì từ điều này?”. Đó là điều đang diễn ra trong suy nghĩ của trẻ. Bạn có thể thử tặng con một món đồ chơi, một món ăn yêu thích để con chịu ngủ một mình.

Nói chuyện với bé

Đừng chờ đợi thiên thần nhỏ sẽ tự biết đến lúc nào mình phải ngủ riêng. Thay vào đó, bạn hãy nói chuyện với con về điều này từ sớm. Đừng đợi đến giờ đi ngủ rồi mới tiết lộ vì chính bản thân bé cũng cần phải chuẩn bị trước.

Hãy hiểu nỗi sợ hãi của trẻ là có thật

Đối với trẻ nhỏ, ngủ một mình thật đáng sợ. Khi bé nói với bạn về những con quái vật trong phòng, hãy lắng nghe con nói. Đừng xem thường nỗi sợ hãi đó, hãy tìm cách giúp trẻ phân tâm để không còn chú ý đến việc phòng ngủ có gì. Bạn có thể dùng gấu bông để xung quanh giường con và nói rằng đây sẽ là những vệ sĩ bảo vệ con đêm nay. Sau đó, hát ru hoặc đọc sách cho trẻ nghe để con từ từ chìm vào giấc ngủ.

Thể hiện sự yêu thương

Đa số trẻ nhỏ đều mong muốn được đi ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy ôm, hôn và làm tất cả mọi thứ để trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc tập cho bé ngủ riêng.

Đóng cửa

Bạn muốn mở cửa phòng của con để hỗ trợ con khi cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là ý kiến hay bởi những tiếng ồn, ánh sáng và bóng tối từ bên ngoài có thể khiến trẻ không ngủ được. Do đó, hãy đóng cửa lại hoặc chỉ mở hé một chút đủ để bé cảm thấy yên tâm rằng bố mẹ vẫn ở rất gần.

Trên đây là thông tin chi tiết về việc cho con trai ngủ cùng mẹ những mặt không tốt giúp cho các bậc phụ huynh nên tránh. Từ đó rèn luyện những đức tính cho con một cách khoa học nhất nhé.