Biển số xe 77 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Mã số theo từng huyện là gì?

Bạn đang xem bài viết Biển số xe 77 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Mã số theo từng huyện là gì? tại Mas.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Biển số xe 77 luôn là vấn đề đang làm tòa án giao thông cũng như người dân dạn dày quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí và thuộc tỉnh của biển số 77, cũng như mã số theo từng huyện tương ứng.

Đi du lịch đã nhiều nơi nhưng bạn đã biết hết biển số xe ở từng vùng chưa nào? Bài viết dưới đây là một ví dụ cho biển số 77 thuộc tỉnh nào và 77 ở đâu, cùng Mas.edu.vn tìm hiểu ngay  nhé!

Nếu bạn là có hứng thú về việc nhận biết các biển số xe của các tỉnh, huyện thì hãy cùng Mas.edu.vn tìm đáp án ngay cho câu hỏi 77 ở đâu ngay thông tin dưới đây nhé!

77 ở đâu?

77 ở đâu? Biển số xe 77 ở tỉnh nào?

Nếu hỏi 77 ở đâu thì câu trả lời chính xác 77 là Bình Định. Biển số xe/biển kiểm soát có mã số đầu 77 thuộc tỉnh Bình Định do Công an tỉnh Bình Định quản lý và cấp cho chủ phương tiện đăng ký xe trên địa bàn.

Biển số xe 77 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Mã số theo từng huyện là gì?

Ngài ra, căn cứ vào Phụ lục số 02 về Ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA và Thông tư số 36/2010/TT-BCA thì 77 chính là biển số xe của tỉnh Bình Định.

Biển số xe theo các huyện của tỉnh Bình Định

Tùy thuộc vào từng khu vực, từng xã, huyện mà biển số 77 được phân thành từng ký hiệu biển số xe máy khác nhau ứng với 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện lớn nhỏ. Cụ thể:

STT Khu vực  Ký hiệu biển số xe
1 Thành phố Quy Nhơn 77-L1
2 Thị xã Hoài Nhơn 77-C1
3 Thị xã An Nhơn 77-F1
4 Huyện An Lão 77-M1
5 Huyện Hoài Ân 77-K1
6 Huyện Phù Cát 77-E1
7 Huyện Phù Mỹ 77-D1
8 Huyện Tuy Phước 77-G1
9 Huyện Tây Sơn 77-H1
10 Huyện Vân Canh 77-B1
11 Huyện Vĩnh Thạnh 77-N1

Biển số ô tô tỉnh Bình Định như sau: 77A, 77B, 77C, 77D, 77LD.

  • Dòng xe ô tô từ 7-9 chỗ trở xuống: Ký hiệu biển số 77A-xxx.xx
  • Dòng ô tô chở khách cỡ trung và xe từ 9 chỗ ngồi trở lên: Ký hiệu biển số xe 77B-xxx.xx
  • Xe tải và xe bán tải: Ký hiệu biển số xe 77C-xxx.xx
  • Xe van: Ký hiệu biển số xe 77D-xxx-xx
  • Xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của Công ty nước ngoài trúng thầu tại tỉnh Bình Định: Ký hiệu biển số xe 77LD-xxx.xx
  • Xe sơ-mi rơ-moóc: Ký hiệu biển số xe 77R-xxx.xx
  • Xe quân đội làm kinh tế: Ký hiệu biển số xe 77KT-xxx.xx

Biển số xe theo các huyện của tỉnh Bình Định

Cách nhận biết loại biển số xe Bình Định:

  • Xe tư nhân (ô tô, xe máy cá nhân, doanh nghiệp tại Bình Định): Biển số xe đầu số 77 nền màu trắng, chữ số màu đen
  • Xe cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn Bình Định: Biển số xe đầu số 77 nền màu xanh, chữ số màu trắng

Xem thêm:

  • 93 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Mã theo các huyện là gì?
  • 84 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Biển số xe các thị xã, huyện
  • 81 ở đâu? Biển số xe 81 là ở tỉnh nào? Mã BSX theo các huyện

Giới thiệu về Bình Định

  • Tổng diện tích tự nhiên: 6.066,2 km²
  • Vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Dân số: 1.487.009 người (Thành thị: 474.587 người – Nông thôn: 1.012.331 người)
  • GRDP đầu người: 54,2004 triệu đồng (2.331 USD) (2019)
  • Mã hành chính: 52
  • Mã điện thoại: 256
  • Mã bưu chính: 59xxxx
  • Mã địa lý: VN-31

Vị trí tỉnh Bình Định

Bình Định – một dải đất dài, hẹp ven biển Nam Trung bộ, rộng 6.066,2 km². Bình Định thuộc 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và cả nước (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi (biến số xe 76) với đường ranh giới chung 63 km
  • Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên (biển số xe 78) với đường ranh giới chung 50 km
  • Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai (biển số xe 81) với đường ranh giới chung 130 km
  • Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km
Xem thêm:   Bác Hồ có bao nhiêu tên và nói được bao nhiêu ngôn ngữ?

Lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc – Nam với độ dài 110 km, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km.

Ngoài ra, Bình Định là một vùng đất có địa hình giao thông thuận lợi, nằm ngay Trung tâm của trục Bắc – Nam (trên 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), Bình Định cũng là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.

Trong tương lai, vùng đất đầy tiềm năng về kinh tế này sẽ được chú trọng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Nhờ vậy tạo nên một Bình Định gắn liền với hội nhập kinh tế trọng điểm của quốc gia. Đồng thời, tỉnh thành này chiếm được lợi thế vượt trội hơn hết trong giao lưu khu vực lân cận và quốc tế.

Vị trí tỉnh Bình Định

Bình Định có tất cả 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn, 2 thị xã (An Nhơn, Hoài Nhơn) và 8 huyện (An Lão, Hoài Ân, Phú Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh).

Đời sống nhân dân tỉnh Bình Đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

Khí hậu tỉnh Bình Định

Bình Định là vùng đất trù phú, có đặc điểm khí hậu khá rõ rệt, mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa.

  • Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 – 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C.
  • Độ ẩm tuyệt đối và tương đối trung bình tháng trong năm lần lượt tại khu vực miền núi là 22,5 – 27,9% và 79-92%; tại vùng duyên hải là 27,9% và 79%.
  • Tổng lượng mưa trung bình năm ở các huyện miền núi và vùng duyên hải lần lượt là 2.000 – 2.400mm và 1.751mm. Có xu hướng giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8.
  • Tuy nhiên, Bình Định thuộc miền thường có bão đổ bộ vào đất liền rất nhiều trong năm. Tần suất xuất hiện bão nhiều nhất rơi vào tháng 9 – 11.

Khí hậu tỉnh Bình Định

Địa hình Bình Định

Bình Định là vùng đất có địa hình khá phức tạp và hiểm trở ở khu vực miền cao. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông và chên lệch tương đối lớn (khoảng 1.000m).

Địa hình phổ biến tại đây là các đồi thấy xen lẫn dãy núi cao và thung lũng hẹp với độ cao trên dưới 100m, có hướng vuông góc với dãy Trường Sơn. Phía tây của Bình Định là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam.

Địa hình Bình Định

Phía ngoài cùng là cồn cát ven biển đẹp hút hồn, có độ dốc không cân xứng giữa 2 sường Đông và Tây. Các khu vực đồng bằng bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển.

Trải dài trên 134 km đường bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, còn hoang sơ và đang dần được khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn với nước biển trong xanh màu ngọc bích, cát trắng mịn mước, tràn ngập nắng vàng.

Đặc sản Bình Định

Đến với Bình Định chắc chắn bạn sẽ không cần phải lo ngại hôm nay ăn gì nữa rồi. Đặc sản Bình Định mà liệt kê trong một ngày chắc cũng không hết đâu nè, mức giá lại vô cùng phải chăng.

Đặc sản Bình Định

Bình Định – thiên đường ẩm thực và điểm đến cực hấp dẫn, bạn có thể thử các món đặc sản tại đây và làm món quà ý nghĩa cho người thân:

Xem thêm:   MBA là gì? Các hình thức học MBA là gì?

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai hầu hết nơi nào ở miền Trung cũng có, nhưng tùy vào từng vùng mà hương vị đặc sắc khác nhau. Tại Bình Định, đây là một trong những món đặc sản mà thực khách có thể khám phá.

Bánh ít lá gai

Để cho ra một chiếc bánh tưởng chừng như đơn giản nhưng cách chế biến rất cầu kì từ công đoạn làm bột, gói bánh cho đến đun nấu. Nhân bánh làm từ đậu xanh, dầu chuối, sợi dừa hoặc có thể dùng dừa khô.

Mở từng nếp vỏ bọc bằng lá chuối ra, cắn một miếng, hương vị hòa quyện độ dẻo vừa phải của vỏ bánh cùng nhân tạo nên một cảm giác khó tả.

Rượu Bàu đá Bình Định

Chẳng giống như loại rượu gạo thông thường ở các vùng khác, rượu Bàu đá Bình Định được biến tấu hài hòa và lạ mắt với nguyên liệu chính là gạo lứt và chỉ có hương vị không nơi nào có được khi sử dụng nguồn nước tại một ngôi làng ở Bình Định.

Rượu Bàu đá Bình Định

Vì độ ngon và nồng độ đặc trưng, rượu Bàu đá Bình Định được nhiều người dùng để ngâm dược liệu trị bệnh cùng với những sản phẩm; như chim bìm bịp, tắc kè, hải mã, rắn, nhung hươu, tay gấu, hà nàm…cho đến các loại thảo dược như: nhân sâm, nấm linh chi, nấm ngọc cẩu, chuối hột…

Bánh hỏi

Đã đến Bình Định thì không thể không thưởng thức món bánh hỏi đặc sản ngon nức tiếng nơi đây. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, là loại gạo tẻ hoặc gạo thơm.

Bánh hỏi có hình dạng đẹp mắt, từng sợi đan vào nhau và được xếp từng lớp lên đĩa. Khi thưởng thức mới được chủ quán rũ một lớp lá hành hoặc lá hẹ xanh thái nhỏ kèm hành khô lên trên tùy theo khẩu vị từng người.

Bánh hỏi

Tuy là món ăn khá dân dã nhưng Bánh hỏi luôn đi sâu vào tiềm thức của thực khách thưởng thức. Ghi đậm dấu ấn khó quên và luôn thôi thúc người ăn phải quay lại lần tiếp theo.

Tré Bình Định

Tré – nghe cái tên thôi chắc nhiều người vẫn không thể hình dung đây là món ăn được làm từ nguyên liệu gì rồi đúng không nào? Món ăn độc và lạ này đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến khám phá ngay từ ngày đầu có mặt trên thị trường ẩm thực.

Tré Bình Định

Tré là gần giống với các loại nem bì ở miền Bắc nhưng lại được thay thế và biến tấu bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: tai heo, lỗ mũi heo, da heo hoặc có thể là thịt ba chỉ.

Tré sẽ được gói trong lá khế hoặc lá ổi non để tẩm hương vị, lá chuối sẽ được gói ngoài cùng như vỏ bọc. Sau đó Tré được bảo quản trong khoảng 2 đến 3 ngày là có thể thưởng thức.

Bánh tráng nước dừa

Đây là một trong những món đặc sản tại Bình Định mỗi khi đặt chân đến đây. Bánh được làm từ nguyên liệu chủ yếu là bột mì, nước cốt dừa và dừa bào sợi nhỏ.

Bánh tráng nước dừa

Công đoạn chế biến loại bánh này không cầu kì nhưng phải thật khéo léo, đòi hỏi sự tỉ mỉ và người làm bánh phải có kinh nghiệm. Bánh tráng nước dừa phải được tráng thật đều tay, không được quá dày hoặc quá mỏng. Hơn nữa, sợi dừa và vừng đen phải dàn đều mặt bánh thì mới đạt chuẩn.

Khi ăn, bạn cần phải nướng lên cho thật giòn và bánh ngậy lên mùi thơm béo của dừa và vừng. Bạn có thể ăn bánh thay cơm mà không hề thấy ngán.

Nem chợ huyện

Nem chua tại Bình Định là một món ăn ngon không kém với nem chua Thanh Hóa. Điểm khác biệt ở nem chua Bình Định nằm ở khâu chọn thịt và cách ướp gia vị cho ngấm đều.

Nem chợ huyện

Nem chua chợ Huyện ở Bình Định được gói trong một lớp lá khế non để bám mùi, sau đó mới gói vỏ bằng lá chuối. Nem tại đây ăn kèm với nước mắm pha loãng với đậu phộng mới đúng vị. Nem chợ Huyện vừa béo vừa dai mà lại giòn trong khoang miệng, đủ các vị mặn ngọt chua cay ăn không hề ngán.

Xem thêm:   Gia Lai thuộc miền nào? Tất tần tật những thú vị về Gia Lai

Mắm nhum Mỹ An

Lại là cái tên độc lạ không kém, và không nơi nào có thể “nhái” món ăn có một không hai của vùng đất này. Mắm nhum được quy tụ hương vị đặc sắc từ một loại động vật hoang dã.

Mắm nhum có hương vị rất khác lạ, không giống như các loại mắn khác, loại mắm này rất thơm, sền sệt màu hấp dẫn.

Mắm nhum Mỹ An

Đã là Mắm Nhum thì ăn với cái gì cũng ngon cả, thêm vào một chút ớt cho có vị cay, hay vài hạt đậu phộng rang cho ngậy béo thì đơn giản chấm rau sống cũng ngon không thể tả nổi. Loại mắm này dễ dàng làm vừa lòng thực khách ngay từ đầu trải vị.

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định

Được ví như “nàng tiên ngủ yên” giữa lòng đất hoang sơ, Bình Định vốn là nơi thu hút du khách đến tham quan nhất trong nhiều năm qua.

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định

Mas.edu.vn gợi ý đến bạn một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Định mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây sống ảo:

  • Eo Gió: Cách nội đô Quy Nhơn khoảng 20km, phong cảnh sơn thủy hữu tình, biển xanh màu ngọc bích.
  • Biển Quy Nhơn: Thời điểm lý tưởng đến tắm biển Quy Nhơn là tầm tháng 2 – tháng 9
  • Ghềnh Ráng Tiên Sa: Cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông Nam
  • Biển Kỳ Co: Cách trung tâm thành phố 25km, vẻ đẹp nguyên sơ, biển nông và lặng gió
  • Cù Lao Xanh: Thời điểm lý tưởng để đặt chân đến hòn đảo này là tháng 3 – tháng 8
  • Đầm Thị Nại: đầm lớn nhất Bình Định
  • Mũi Vi Rồng (Mũi Rồng): Thời điểm thích hợp đến Mũi Vi Rồng vào tầm tháng 4 âm lịch
  • Hòn Khô: được mệnh danh là “Maldives của Việt Nam

Ngoài ra, Bình Định còn vô số những điểm đến hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá!

Câu hỏi thường gặp

Bình Định thuộc miền nào?

Bình Định nằm ở miền Nam Trung Bộ. Đây là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung của Việt Nam.

Bình Định thuộc tỉnh nào?

Bình Định là một tỉnh. Thành phố tỉnh lỵ của Bình Định chính là Quy Nhơn. Quy Nhơn hiện đang là địa điểm du lịch biển nổi tiếng tại miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

Trên đây là những thông tin chi tiết và cụ thể về 77 ở đâu – câu hỏi nhiều người thắc mắc. Mas.edu.vn hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tổng kết, chúng ta đã đi qua các thông tin về việc xác định vị trí của biển số xe 77 và các thông tin liên quan.
Qua quá trình tìm hiểu, ta thấy rằng biển số xe 77 không thuộc vào một tỉnh cụ thể nào. Biển số xe 77 được sử dụng trên toàn quốc tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là xe có biển số 77 có thể xuất hiện ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào trong cả nước.
Tuy nhiên, về mã số theo từng huyện, chúng ta không thể cung cấp thông tin chính xác và khoa học. Vì mã số biển số xe theo từng huyện thường thay đổi theo quy định của cơ quan quản lý địa phương và không được công khai. Do vậy, không có dữ liệu đồng nhất và chính xác cho mã số biển số xe theo từng huyện.
Tóm lại, biển số xe 77 không xác định địa phương cụ thể và không có mã số biển số theo từng huyện. Điều này mang ý nghĩa là biển số này có thể xuất hiện ở bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Biển số xe 77 ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Mã số theo từng huyện là gì? tại Mas.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

1. Biển số xe 77
2. Vị trí biển số xe 77
3. Vùng biển số xe 77
4. Tỉnh nơi có biển số xe 77
5. Biển số xe 77 thuộc tỉnh nào
6. Mã số biển số xe 77
7. Huyện có biển số xe 77
8. Biển số xe 77 thuộc mã số huyện nào
9. Vùng biển số xe 77 ở đâu
10. Biển số xe 77 có ở tỉnh nào
11. Địa điểm có biển số xe 77
12. Biển số xe 77 ở huyện nào
13. Biển số xe 77 từ đâu đến
14. Biển số xe 77 tại tỉnh nào
15. Biển số xe 77 là mã số huyện nào