Các công thức Hóa học lớp 9? Một số bài tập điển hình

Bạn đang xem bài viết Các công thức Hóa học lớp 9? Một số bài tập điển hình tại Mas.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Trong chương trình học môn Hóa học lớp 9, việc nắm vững và hiểu rõ các công thức hóa học là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc rèn luyện khả năng giải các bài tập. Các công thức hóa học không chỉ giúp chúng ta mô tả và phân tích các phản ứng hóa học mà còn giúp chúng ta hiểu sâu về tính chất và cấu trúc của các chất.

Một số bài tập điển hình mà học sinh thường gặp khi học công thức hóa học là việc tính toán khối lượng, phần trăm phần tử trong hợp chất, cân bằng phương trình hóa học, giải các bài tập về số mol và thể tích khí, và phân loại các loại phản ứng hóa học.

Ví dụ, một bài tập điển hình có thể là việc tính toán khối lượng của một chất dựa trên công thức phân tử và số lượng mol. Hoặc việc cân bằng phương trình hóa học để biết được tỉ lệ phản ứng và các chất tham gia. Cũng có thể là việc tính phần trăm phần tử trong một hợp chất dựa trên công thức phân tử của nó.

Để giải quyết các bài tập này, học sinh cần nắm vững các công thức hóa học cơ bản như công thức phân tử, công thức cấu tạo, và quy tắc cân bằng phương trình hóa học.

Qua việc giải các bài tập điển hình này, học sinh sẽ rèn luyện được khả năng sử dụng và áp dụng các công thức hóa học vào các tình huống thực tế, từ đó tăng cường sự hiểu biết và kỹ năng trong môn Hóa học.

Để có thể làm tốt được tất cả các dạng bài tập về Hóa học lớp 9 thì các bạn cần phải nắm rõ toàn bộ các công thức liên quan đến phần kiến thức các bạn đã học. Vậy các công thức Hóa học lớp 9 bao gồm những gì? Cùng Mas.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây để học tốt hơn bạn nhé!

Tóm tắt các công thức Hóa học lớp 9

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch kiềm là NaOH, KOH

Khi ta cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch kiềm là NaOH thì sẽ xảy ra những khả năng tạo muối như sau:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Đặt T = nNaOH / nCO2

Nếu T = 2: chỉ tạo ra muối Na2CO3 (muối trung hòa)

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo ra muối NaHCO3 (muối axit)

Nếu 1 < T < 2: tạo ra cả muối NaHCO3 và Na2CO3 (muối axit và muối trung hòa)

Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch kiềm Ca(OH)2, Ba(OH)2

Ta có phương trình phản ứng hóa học sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)

Sau đó:

Đặt T = nCO2 / nCa(OH)2

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo ra muối CaCO3

Nếu T = 2: chỉ tạo ra muối Ca(HCO3)2

Nếu 1 < T < 2: tạo ra cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

Ví dụ: Dẫn 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng là gì?

Bài giải:

Ta có: nCO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol

T = nNaOH / nCO2 = 0,2 / 0,1 = 2

Vậy khi T = 2 thì sản phẩm thu được là Na2CO3.

Các công thức Hóa học lớp 9? Một số bài tập điển hình

Chương 2: Kim loại

Phương pháp tăng giảm khối lượng

A + B2(SO4)n → A2(SO4)m + B

Trong đó:

  • A,B là kim loại
  • B2(SO4)n, A2(SO4)m là muối

Ta có 2 trường hợp sẽ xảy ra:

  • Trường hợp 1: mA (tan ra) < mB (bám vào)

m B (bám vào) – m A (tan ra) = m kim loại tăng

  • Trường hợp 2: mA (tan ra) > mB (bám vào)

m A (tan ra) – m B (bám vào) = m kim loại giảm

Bảo toàn khối lượng

Tổng khối lượng các chất tham gia = Tổng khối lượng chất tạo thành.

Xem thêm:   Dấu hiệu nhận biết hình thang? Bài tập về hình thang lớp 8

Khối lượng thanh kim loại + khối lượng dung dịch = Khối lượng thanh kim loại mới + khối lượng dung dịch mới.

Phản ứng nhiệt nhôm:

nH2 = nFe + (3/2).nAl

nH2 = nFe + (3/2).nAl

Các công thức Hóa học lớp 9

Chương 3: Phi kim

Số hiệu nguyên tử

Một vài kiến thức liên quan đến số hiệu nguyên tử mà bạn cần nhớ như sau:

  • STT ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử = số proton = số electron.
  •  STT chu kì = số lớp electron.
  •  STT  của các nhóm A =  số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

Các phản ứng của C, CO, H2

Trong các phản ứng của C, CO, H2 thì số mol của CO= nCO2, nC= nCO2 và nH2= nH2O.

Ta có các công thức cần nhớ sau:

  • m bình tăng = m hấp thụ
  • m dung dịch tăng = m hấp thụ – m kết tủa
  • m dung dịch giảm = m kết tủa – m hấp thụ

cac cong thuc hoa hoc lop 9

Chương 4: Hidrocacbon

Công thức tính độ bất bão hòa

Xét hợp chất: CxHyOzNtXv (với X là các nguyên tố nhóm halogen)

Độ bất bão hòa: k = ( 2 + 2x – (y+v) +t ) /2

Công thức tính số C, số H trong hiđrocacbon (CxHy)

Số Cacbon = nCO2 / nCxHy

Số Hydro = 2nH2O / nCxHy

Công thức tính phân tử khối của hợp chất hữu cơ

Ví dụ hợp chất hữu cơ có dạng là CxHyOz thì phân tử khối của hợp chất hữu cơ có thể được tính theo những cách sau:

  • Dựa vào khối lượng mol hợp chất hữu cơ: M = 12x + y + 16z (g/mol)
  • Dựa vào công thức liên hệ giữa khối lượng và số mol: M = m/n
  • Dựa vào tỉ khối: dA/B = MA/MB; dA/kk = MA/Mkk =MA/29

Sau đó chúng ta dựa vào phần trăm khối lượng của các nguyên tố: %mC/12 = %mH/1 = %mO/16 để lập công thức phân tử.

HIDROCACBON

Tìm công thức phân tử bằng phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ

Để tìm được công thức phân tử bằng phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ thì ta làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Lập công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ: CxHyOz.
  • Bước 2: Chuyển đổi các đại lượng đầu bài cho thành số mol.
  • Bước 3: Viết phương trình tổng quát của phản ứng cháy:

CxHyOz + (x +y/4 – z/2)O2 -> xCO2 + y/2 H2O

  • Bước 4: Thiết lập tỉ lệ số mol các nguyên tố trong công thức

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố như sau:
Các công thức hóa học lớp 9

TH1: mCxHyOz = mC + mH => mO = 0, trong công thức phân tử chỉ có C và H (hidrocabon)

TH2: mO > 0, trong công thức phân tử có cả C, H, O

Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, thiết lập tỉ lệ số mol

Các công thức Hóa học lớp 9

  • Bước 5: Biện luận công thức phân tử của hợp chất hữu cơ: M = (CxHyOz)n => n, M

Chương 5: Dẫn xuất của hidrocacbon – Polime

Công thức tính độ rượu

Độ rượu là số mol etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

Công thức tính độ rượu như sau: (Vr / (Vr + VH2O)) / Vr

Trong đó:

  • Vr: thể tích rượu nguyên chất.
  • VH2O: thể tích nước có trong dung dịch

dan xuat cua hidrocacbon

Xem thêm:

  • N là gì trong Hóa học? Các ký hiệu trong công thức Hóa học
  • C là gì trong Hóa học? Tổng hợp các công thức liên quan
  • M là gì trong Hóa học? Một số công thức liên quan đến m và M

Một số bài tập điển hình

Để ghi nhớ lâu hơn các công thức Hóa học lớp 9 thì hãy cùng Mas.edu.vn làm một vài bài tập sau đây nhé!

Bài tập 1:

Biết rằng 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ vơi 400ml NaOH tạo thành muối trung hòa.

a) Tính khối lượng muối thu được

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng

Bài giải:

Sản phẩm tạo thành muối trung hòa là Na2CO3

Ta có phương trình hóa học của phản ứng như sau:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,2→ 0,4 → 0,2

Số mol CO2: nCO2 = 0,2 mol

a) Khối lượng Na2CO3 tạo thành: mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2 gam

b) Nồng độ mol dung dịch NaOH đã dùng: CMNaOH = 0,4/0,4 = 1 M

Bài tập 2:

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

Xem thêm:   082 là mạng gì? Cách chọn SIM 082 đẹp và đẳng cấp nhất

c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.

Bài giải:

Ta có: nNAOH = 20/40 = 0.5 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)

Cu(OH)2 → CuO + H2O (2)

b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:

Theo phương trình (1):

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol

nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:

nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

mCuO = 0,2 x 80 = 16g.

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

nNaCl = nNaOH = 0,4 mol

mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.

Bài tập 3:

Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.

Bài giải:

Gọi nguyên tử khối của kim loại A là A.

Phương trình hóa học của phản ứng:

2A + Cl2 → 2ACl

mA = 9,2g, mACl = 23,4g.

Có nA = nACl

nA = 9,2 / A

nCl = 23,4 / (A + 35,5)

⇒ 9,2 x (A + 35,5) = A x 23,4.

⇒ A = 23. Vậy kim loại A là Na.

Bài tập 4: 

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Bài giải:

Ta có nMnO2 = 69,6 / 87 = 0,8 mol

VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol

Phương trình phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2  → NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2

Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.

CM(NaCl)= CM(NaClO) = 0,8/0,5 = 1,6 mol/l.

Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.

CM(NaOH) dư = (2 – 1,6) / 0,5 = 0,8 mol/l.

Bài tập 5:

Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O

a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.

c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?

d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng

Bài giải:

nCO2 = 8,8 / 44  = 0,2 mol.

⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.

nH2O = 5,4 / 18  = 0,3 mol.

Suy ra bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.

mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H. Vậy A là Hiđrocacbon

b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy

x : y = mC/12 : mH /1 = 2,4/12 : 0,6/1 = 1:3

Vậy công thức phân tử của A có dạng (CH3)n vì MA < 40

→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40

• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.

• Nếu n = 2 ⇒ Công thức phân tử của A là C2H6 (nhận)

c) A không làm mất màu dung dịch Br2.

d) C2H6 + Cl2 -> C2H5Cl + HCl

Bài tập 6:

Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn.

a) Từ 10 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu xuất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3.

b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu?

Bài giải:

a) Trong 10 lít rượu 80 thì có 10,8/100 = 0,8 lít rượu etylic

⇒ m rượu = V.D = 0,8.0,8.1000 = 640 (g)

Phương trình phản ứng lên men rượu:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

nC2H5OH = 640/46 mol.

Theo PT: nCH3COOH = nC2H5OH = 640/46 mol

Khối lượng của axit: (640×60)/46 = 834,8 (g)

Vì hiệu suất quá trình lên men là 92% nên lượng axit có trong thực tế thu được:

maxit = 834,8. 92% = 768g

b) Khối lượng giấm thu được: m = (768 x 100) / 4 = 19200 g

Cách học nhanh các công thức Hóa học lớp 9

Nhìn chung các công thức Hóa học lớp 9 vẫn còn đang ở mức đơn giản. Vì vậy để học nhanh các công thức Hóa học lớp 9 thì bạn cần nắm vững các công thức Hóa học lớp 9 quan trọng.

Các bạn cũng có thể học các công thức Hóa học lớp 9 bằng việc tìm hiểu các bài hát hay các câu thơ liên quan đến các kiến thức đã học. Ví dụ như bài ca hóa trị, kí hiệu nguyên tố hóa học, thứ tự hoạt động của kim loại từ mạnh đến yếu,…

Xem thêm:   Ching chong là gì? Giải đáp và tìm hiểu về từ ching chong 

Ngoài ra, các để học nhanh các công thức Hóa học lớp 9 một cách hiệu quả nhất chính là hãy làm thật nhiều bài tập theo từng chương khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu các công thức Hóa học lớp 9 đấy nhé!

cach hoc nhanh cac cong thuc hoa hoc lop 9

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các công thức Hóa học lớp 9 và một số bài tập điển hình. Hy vọng bài viết này hữu dụng dành cho bạn. Hãy theo dõi Mas.edu.vn mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin cũng như những kiến thức có ích nhé!

Trong bộ môn Hóa học lớp 9, chúng ta đã được giới thiệu với một số công thức và khái niệm căn bản. Đây là những kiến thức cực kỳ quan trọng để hiểu và áp dụng vào các bài tập. Nhưng không chỉ là việc đơn thuần nhớ công thức, mà còn là khả năng áp dụng chúng vào trường hợp cụ thể và giải quyết các bài tập điển hình.

Việc làm quen và hiểu rõ các công thức Hóa học lớp 9 là cần thiết để có thể hiểu và phân tích được cấu trúc của các chất trong tự nhiên và các quá trình hóa học xảy ra xung quanh chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các bài tập điển hình.

Một số bài tập điển hình thường gặp trong Hóa học lớp 9 bao gồm: tính khối lượng, khối lượng phần trăm, tính phần trăm thể tích, xác định dạng kết tủa và tính chất của chúng, tính chất oxi hóa – khử và xác định thứ tự trong dãy hoạt tính hóa học. Các bài tập này giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích và áp dụng các công thức hóa học vào thực tế.

Qua việc giải quyết các bài tập điển hình này, chúng ta tự rèn luyện khả năng tư duy logic và phán đoán trong việc giải quyết vấn đề. Chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng, phân tích từng bước, và chọn cách tiếp cận phù hợp để đạt được kết quả chính xác. Đồng thời, chúng ta cũng cần kiên nhẫn và quyết tâm, vì giải quyết một bài tập hóa học cũng đòi hỏi sự chính xác và quyền công.

Tóm lại, việc học và áp dụng các công thức Hóa học lớp 9 thông qua các bài tập điển hình không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu kiến thức căn bản mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy, phán đoán và giải quyết vấn đề. Đây là những nền tảng quan trọng để tiếp tục học tập và nghiên cứu sâu hơn về Hóa học trong tương lai.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các công thức Hóa học lớp 9? Một số bài tập điển hình tại Mas.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

1. Công thức hóa học
2. Phản ứng hóa học
3. Nguyên tố hóa học
4. Cấu trúc hóa học
5. Chất hữu cơ
6. Chất vô cơ
7. Các loại pha hóa học
8. Các tính chất hóa học
9. Tính chất axít-bazơ
10. Cân bằng hóa học
11. Phân đoạn hóa học
12. Công thức nước
13. Công thức amoniac (NH3)
14. Công thức nước muối (NaCl)
15. Công thức nitơ đioxit (NO2)

Một số bài tập điển hình:
1. Tính khối lượng của một chất trong phản ứng hóa học
2. Xác định công thức hóa học của một hợp chất dựa trên phản ứng hóa học cho trước
3. Xác định số chất tham gia và sản phẩm hình thành trong phản ứng hóa học
4. Xác định khối lượng sản phẩm phản ứng hóa học theo phương pháp bảo toàn khối lượng
5. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất dựa trên phân tử hóa học
6. Tính toán lượng chất để chuẩn bị các dung dịch có nồng độ cụ thể
7. Xác định tính chất axít-bazơ của một dung dịch dựa trên chỉ thị màu
8. Tính tỉ lệ phần trăm của nguyên tử trong một hợp chất hóa học