Bài viết sau tóm tắt 5 triều đại vua chúa, các thế lực và thủ lãnh đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân nước ta từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Chúng ta sẽ đi sâu từ thời nhà Ngô và các triều đại phong kiến Việt Nam còn lại cho đến hết triều đại nhà Trần.

Triều đại nhà Ngô (939-965)

Người hiến kế cho Ngô Quyền cắm cọc xuống sông Bạch Đằng

Ngô Quyền

Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm 897 (năm  Đinh Tỵ) ở Đường Lâm (thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay). Cha ông tên là Ngô Mân, một hào trưởng có tài và có đức.

Ngô Quyền sinh ra đã thông minh, vẻ ngoài khôi ngô, mắt sáng như sao, văn võ song toàn. Dương Đình Nghệ tin yêu phó thác việc chung thân của Dương Thị Ngọc cho và giao cho Ngô Quyền cai quản vùng Ái Châu lúc bấy giờ (Thanh Hóa).

Triều đại nhà Ngô (939-965)

Năm 938, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Hắn ta vội sai sứ sang nước Nam Hán cầu quân cứu viện. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Nghiễm lệnh cho con là Hoằng Tháo đem quân sang chi viện, còn tự mình đóng quân làm thanh viện. 

Ngô Quyền đánh hạ thành Đại La, chặt đầu Kiều Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán. Tháng 11 năm 938, quân Nam Hán mắc bẫy, bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bỏ mạng. 

Năm 939, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền lên ngôi, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu.

Triều đại nhà Ngô tồn tại trong 26 năm (939-965), xây dựng kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Ngô Quyền tại vị được 5 năm (939-944) thì mất, thọ 48 tuổi. Sau cái chết của Ngô Quyền, Dương Tam Kha, em trai Dương Thị Ngọc cướp ngôi tự lập làm vua, hiệu Dương Bình Vương (944-950).

TRIỂN LÃM "NGÔ QUYỀN - VỊ TỔ TRUNG HƯNG ĐẤT NƯỚC"

Ngô Xương Căn ( 950-965):

Ngô Xương Căn vốn là con thứ của Ngô Quyền và Dương Thị Ngọc. Năm 950, ông đã dùng mưu lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vị. 

Theo mong muốn của các tướng lĩnh và triều thần, dưới sự chuẩn tấu của Dương Thái hậu, Ngô Xương Căn lên ngôi lấy hiệu là Nam Tấn Vương (950-965), tiếp tục đóng đô ở Cổ Loa.

Nam Tấn Vương có một người anh trai là Thái tửu Ngô Xươnng Ngập. Sau khi Dương Tam Kha làm phản, Ngô Xươnng Ngập giả làm thầy đồ, lấy vợ và có con trai đặt tên là Ngô Xương Văn. Dưới sự đồng ý của Dương Thái Hậu cả hai anh em đều làm Vua (nước ta lúc đó có hai Vua).

Ngô Xương Ngập (951-959): 

Ngô Xương Ngập lên ngôi từ năm 951 đến 959, lấy hiệu là Thiên Sách Vương Sau Ngô Xương Ngập mắc bệnh thượng mã phong mà chết, tại vị được 8 năm.

Năm 965, Nam Tấn Vương chết trận ở Thái Bình. Từ con của Thiên Sách Vương là Ngô Xương Xí kế nghiệp, do yếu kém nên không giữ được quyền hành nên phải lui về đất Bình Kiều. Từ năm 966 hình thành loạn 12 sứ quân.

Triều đại nhà Đinh (968-980)

Đinh Bộ Lĩnh - hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt - VnExpress

Đinh Bộ Lĩnh 

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 968, là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình).

Cha ông là Đinh Công Trứ, giữ chức thứ sử Châu Hoan dưới trướng của Dương Đình Nghệ. 

Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới trướng của Trần Lãm (Trần Minh Công) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh lên nắm quyền đem quân về Hoa Lư chiêu mộ anh hùng hào kiệt dẹp loạn 12 sứ quân.

Xem thêm:   Na2CO3 có kết tủa không? Tính chất và ứng dụng thực tế của Na2CO3

Triều đại nhà Đinh 

Năm 968 (Mậu Thìn), sau khi chấm dứt loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô ở Hoa Lư.

Triều đại nhà Đinh bắt đầu vào năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước và kết thúc vào năm 980 khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.

Nhà Đinh là triều đại tiên phong cho chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ được đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt Nam. Vương triều nhà Đinh đã đặt nền móng cho thời đại phong kiến độc lập thường được các sử gia sau này lấy làm mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên.

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì

Đinh Toàn (979-980)

Đinh Toàn được triều thần đưa lên ngôi vua khi mới lên 6 tuổi. Nhân cơ hội tình hình đất nước bất ổn sau cái chết của Đinh Tiên Hoàng, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta.

Vì dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng của triều thần, đã trao áo “Long Cổn” (biểu tượng của ngôi vua) cho Lê Đại Hành, tức là Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Triều đại nhà Tiền Lê  (980 – 1009)

Thâm cung bí sử chuyện lên ngôi của vua Lê Đại Hành

Lê Đại Hành

Lê Đại Hành, tên húy là Hoàn, sinh năm 941 trong một gia đình nghèo khổ, có cha là Lê Mịch, mẹ tên Đặng Thị Sen. Ông là người ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói ông sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam). 

Mồ côi cha mẹ từ sớm, Lê Hoàn được một vị quan nhỏ nhận làm con nuôi. Lớn lên, ông theo hầu Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi dẹp loạn 12 sứ quân. Vì có công với nhà Đinh, vua phong ông làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi.

Nhà Tiền Lê (980 – 1009)

Sau khi Đỗ Thích sát hại cha con Đinh Tiên Hoàng, Đinh Toàn còn nhỏ tuổi đã phải lên ngôi vua. Không bỏ qua cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao lại ngôi vua cho Lê Hoàn.

Lê Hoàn lên ngôi lấy hiệu là Lê Đại Hành, giữ quốc hiệu là Đại Cồ Việt và kinh đô là Hoa Lư.

Nhà Tiền Lê tồn tại trong 29 năm, bắt đầu khi Lê Hoàn lên ngôi vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi ở Lê Long Đĩnh. Quốc hiệu vẫn được giữ nguyên là Đại Cồ Việt.

Triều đại này sau được Lý Công Uẩn kế tục, sáng lập ra triều đại nhà họ Lý.

Vua Lê Đại Hành đã khiến sứ thần Tống triều khiếp sợ như thế nào?

Lê Long Việt (983 -1005)

Khi còn tại vị, vua Lê có 4 hoàng tử: Long Việt, Ngân Trích, Long Du và Long Đĩnh.

Lê Đại Hành đã chỉ định phong con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Sau khi ông băng hà, các hoàng tử vì tranh ngôi đã đánh nhau đến 7 tháng. Long Việt lấy hiệu là Lê Trung Tông, mới ngồi ngai vua được 3 ngày thì bị người em Long Đĩnh sát hại lúc 23 tuổi (983 – 1005).

Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)

Sau khi cướp ngôi của anh là Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh lên ngôi lấy hiệu là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế và vẫn đóng đô ở Hoa Lư.

Lê Long Đĩnh bổn tính dâm đãng, tàn bạo thích giết chóc, róc mía trên đầu nhà sư… Do khi ra thiết triều phải nằm, nên đời sau tục gọi là Lê Ngoạ Triều. 

Lê Ngoạ Triều tại vị được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Do tân hoàng còn nhỏ không đảm đương được triều chính, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Triều đại nhà Lý (1010-1225)

Vua Lý Công Uẩn là ai? Hành trình dời đô và nguyên nhân ẩn giấu

Lý Công Uẩn (1010 – 1028)

Lý Công Uẩn sinh năm 1010, là người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông mất ngay khi mới sinh. Ông được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Ngay từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã bộc lộ khí chất thông minh và có chí khí hơn người.

Xem thêm:   Trâm Anh là ai? Đời tư nhiều thị phi của hotgirl 9X Hà Thành

Nhờ sự tận tâm nuôi dạy của các nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, ông trưởng thành xuất chúng, văn võ song toàn, giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ

Khi Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Thuận Thiên, vẫn giữ quốc hiệu là Đại Cồ Việt và kinh đô là Hoa Lư.

Triều đại nhà Lý 

Triều đại nhà Lý bắt đầu vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi và giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.

Nhà Lý tồn tại hơn 200 năm, giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt và kinh đô Hoa Lư. Năm 1010, nhà Lý chủ trương dời đô về Thăng Long và đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm 1054.

Khác với các vương triều cũ chỉ tồn tại hơn vài chục năm, lần đầu tiên có triều đại giữ vững được chính quyền lâu dài đến hơn 200 năm. Vào năm 1054, đánh dấu kỷ nguyên rực rỡ trong lịch sử Việt Nam khi Lý Thánh Tông chủ trương đổi quốc hiệu thành Đại Việt.

Tháng 7 năm 1010, nhà Lý dời đô về thành Đại La. Do Nhà Vua thấy Rồng vàng bay lên khi thuyền vừa cập bến, nên đã đặt tên kinh đô là Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay).

Trong thời kỳ này, ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao dù các vị vua khá sùng bái Phật giáo. Tiêu biểu với việc mở Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076),các trường đại học đầu tiên, và tổ chức khoa thi để chọn người hiền tài giúp nước.

Lý Thái Tổ - Vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam

Lý Phật Mã (1028 – 1054)

Lý Thái Tổ có 5 người con trai : Thái tử Phật Mã, Đông Chính Vương Lực, Dực Thánh Vương, Võ Đức Vương Hoàng và Khai Quốc Vương Bồ.

Khi Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, Dực Thánh Vương, Võ Đức Vương và Đông Chính Vương đem quân tranh ngôi vua với Thái tử. Cuối cùng, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia mới bỏ chạy.

Sau đó, triều thần cùng Lê Phụng Hiểu tôn Thái tử Phật Mã lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tông.

Lý Nhật Tôn (1054 – 1072)

Lý Thánh Tông  sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023), tên húy là Nhật Tôn, là con của Kim Thiên Thái Hậu họ Mai.

Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại: “… Vua thực lòng thương dân, trọng việc nông, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm. Trong nước tĩnh hòa, đáng bậc Quân vương. Song phí của dân làm cung Dâm Đàm, nhọc sức xây tháp Báo Thiên, đó là chỗ kém”.

Lý Càn Đức (1072 – 1128)

Thái tử Càn Đức nguyên là con trai trưởng của Lý Thánh Tông, mẹ là bà Nguyên phi Ỷ Lan, sau là Thái hậu Linh Nhân.

Thái tử sinh ngày 25 tháng Giêng năm 1066 ( năm Bính Ngọ). Năm 1072, Lý Thánh Tông mất sớm, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính vì Hoàng đế chỉ mới 6 tuổi.

Năm 1075, Tể tướng Vương An Thạch âm mưu xâm lược nước ta. Nhận rõ âm mưu xâm lược của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của chúng ở Châu Khâm, Châu Ung, Châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây) rồi rút quân về nước lập phòng tuyến ở bờ nam sông Cầu.

Lý Dương Hoán (1128 – 1138)

Trong thời gian tại vị, vua Lý Nhân Tông không có con trai nên lập cháu là Sùng Hiền Hầu Dương Hoán (tức vua Lý Thần Tông) lên kế vị.

Lý Thần Tông thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Khuyến khích nông nghiệp phát triển, cho binh lính cứ 6 tháng lần lượt thay phiên về làm ruộng. Từ đó nhân dân ấm no, an cư lạc nghiệp.

Triều đại nhà Trần (1225 – 1400)

Việt Sử thể loại sách tư liệu bài viết khoa học báo cáo góc nhìn ảnh tư liệu clip lịch sử Nhân vật Bá Đa Lộc Bà Triệu Bảo Đại Các đời chúa Nguyễn Các đời chúa Trịnh Các đời vua Hùng Các đời vua Mạc Các đời vua Nguyễn Công tử Bạc Liêu Đặng Tiểu ...

Trần Cảnh (1225 – 1258)

Trần Kính là tổ tiên họ Trần vốn chuyên nghề đánh cá ở Đông Triều (Quảng Ninh). Sau chuyển đến ở hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) và sinh ra con trai là Trần Hấp, rồi có cháu là Trần Lý.

Xem thêm:   RIP là gì? Lưu ý khi sử dụng RIP để không ‘ăn đấm’

Trần Lý sinh được 3 người con: Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Trần Lý còn nhận nuôi cháu họ là Trần Thủ Độ, nuôi nấng và chăm sóc như con đẻ. 

Sau Trần Thừa sinh được 2 người con trai là Trần Liễu,Trần Cảnh và Trần Bá Liệt dưới mối tình với cô thôn nữ tên Tần ở thôn Bà Liệt sau đó. 

Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 (năm Mậu Dần), là con thứ của ông Trần Thừa và mẹ mang họ Lê. 

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu – 1225, Trần Thủ Độ, giữ chức Điện Tiền chỉ huy sứ, buộc Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Ngày 11 tháng 12 năm 1225 (năm Ất Dậu), Trần Cảnh làm lễ chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Kiến Trung. Vua phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu và Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự.

Triều đại nhà Trần

Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 kết thúc vào năm 1400, giữ nguyên quốc hiệu Đại Việt và kinh đô tại Thăng Long.

Bắt đầu khi Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi vào năm 1225, nhà Trần đã thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế. Trong giai đoạn giữ quyền thống trị, nhà Trần kế thừa và phát triển sự giàu có, hưng thịnh có từ đời nhà Lý, đồng thời vẫn đóng đô ở kinh đô cũ – Thăng Long. 

Sức mạng quân sự đặc biệt được chú trọng xây dựng dưới thời nhà Trần đến mức thừa sức chấm dứt các cuộc nội loạn và chinh chiến với quân đội các nước lân cận. 

Việc chia thực ấp, xây dựng đội quân tinh nhuệ  cho các thân tộc họ Trần là cơ sở cho việc ngăn chặn được cuộc xâm lược của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào các năm 1258, 1285 và 1287. 

Đây cũng là thời gian xuất hiện của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng kiệt xuất của dân tộc; người đóng vai trò quan trọng trong các chiến thắng năm 1285 và 1287.

Vì sao Trần Thái Tông đau đáu ước nguyện bỏ ngai vàng đi tu

Trần Hoảng (1258 – 1278)

Trần Hoảng sinh ngày 25 tháng 9 năm1240 (năm Canh Tý). Ông có mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lý Thị, từ khi sinh ra đã hưởng hết mọi vinh quang dưới danh nghĩa con trưởng dòng đích của Thái Tông. 

Ngày 24 tháng 2 năm 1258 (năm Mậu Ngọ), Trần Hoảng lên ngôi lấy hiệu là Thiệu Long năm thứ nhất.

Trần Thánh Tông là một vị vua hiền, hết lòng với nước với dân. Nhà vua khuyến khích nghèo đói lưu lạc mở mang điền trang thái ấp, khai khẩn đất hoang những người, giúp họ an cư lạc nghiệp. Đồng thời khuyến khích việc học tập bằng cách tổ chức các khoa thi để lựa người tài trọng dụng

Dưới thời Trần đã xuất hiện nhân tài lớp lớp, như “Lưỡng quốc Trạng nguyên” Mạc Đĩnh Chi, nhà sử học Lê Văn Hưu, tác giả của “Đại Việt sử ký” – bộ quốc sử đầu tiên của nước ta.

Trần Khâm (1279-1293)

Trần Khâm sinh ngày 11 tháng 11 năm 1258 (năm Mậu Ngọ), nguyên là con trưởng Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu.

Ông lên ngôi Hoàng đế  vào ngày mồng 1 tháng Giêng năm 1279 (năm Kỷ Mão), lấy hiệu là Thiệu Bảo.

 Trong thời gian 14 năm tại vị, Trần Nhân Tông được đánh giá là một vị vua hiền từ, hoà nhã và cũng quyết đoán, hết lòng vì nước thương dân khi đất nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Trần Thuyên (1293 – 1314)

Trần Anh Tông tên huý là Thuyên, mẹ là Khâm Từ Bảo Khánh hoàng thái hậu, dưới có em trai là Huệ Võ Vương Quốc Chuẩn và em gái là công chúa Huyền Trân.

Với khả năng khéo léo kế thừa sự nghiệp của tổ tiên, đất nước ta dưới thời Trần Anh Tông trị vì thái bình, chính trị tốt đẹp, văn hóa ngày càng thịnh vượng, được đánh giá là một vị minh đế của triều Trần.

Trần Mạnh (1314 – 1329) 

Trần Minh Tông tên huý là Mạnh, sinh năm Canh Tý – 1300. Vốn là con thứ tư của Trần Anh Tông và mẹ là Chiêu Hiền hoàng thái hậu, Ông ngoại là Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng.

Dưới trướng Trần Minh Tông có nhiều hiền thần như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài,Trương Hán Siêu, Chu Văn An do vua có lòng nhân hậu, biết quý trọng hiền tài. Tuy nhiên do quá cả tin bọn nịnh thần nên đã phạm một lỗi lầm lớn là giết oan cha vợ là Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn, đồng thời là chú ruột. 

Có một số các triều đại phong kiến Việt Nam được cho là không đúng bản chất vì nhiều lý do. Qua bài viết trên với sự khái quát theo diễn biến thời gian của các triều đại, các thế hệ vua chúa sáng lập và cai trị…, mọi người có thể tham khảo và tìm hiểu thêm.