Những năm trở lại đây, khái niệm về đường lưỡi bò lại một lần nữa xuất hiện rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Vậy Đường lưỡi bò là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích, chủ quyền của quốc gia, dân tộc? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhé. 

Đường lưỡi bò là gì và nó bắt đầu xuất phát từ đâu? 

“Đường lưỡi bò” hay còn được gọi là là “cửu đoạn tuyến” – theo cách gọi của Trung Quốc (đường chín đoạn). Đây là đường ranh giới trên khu vực biển Đông, nó có hình dạng tương tự như lưỡi bò, bắt đầu xuất hiện trong bản đồ địa lý mà phía Trung Quốc đã đơn phương đăng tải vào năm 2009.

Trung Quốc mưu đồ gì khi cố tình thúc đẩy “đường lưỡi bò” phi pháp?

Theo như hình trên bản đồ do Trung Quốc đơn phương công bố, đường này bắt đầu kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ của nước Việt Nam xuống tận phía Nam của Biển Đông. Đường lưỡi bò này cũng đi qua vùng biển hai quốc gia khác là Malaysia và Philippin, điểm kết thúc đường này ở phía Đông Nam của Đài Loan. Như vậy, nếu ranh giới chủ quyền quốc gia được mô tả như đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương công bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hoàn toàn thuộc về địa phận lãnh thổ Trung Quốc, điều này hoàn toàn trái với tất cả lịch sử, tài liệu sử sách ghi lại từ hàng nghìn năm nay.

Đường lưỡi bò là gì? Giải thích ý nghĩa của đường lưỡi bò

Việc Trung Quốc  đơn phương đăng tải hình ảnh bản đồ có chứa “đường lưỡi bò” như vậy đã phải chịu sự phản đối và chỉ trích gay gắt của dư luận quốc tế. Vì theo bản đồ đó, các nước xung quanh Biển Đông là Việt Nam, Malaysia, Philippin, Brunei và Indonesia chỉ có khoảng 25% diện tích biển Đông trong khi đó chỉ riêng Trung Quốc chiếm tới 75% diện tích còn lại.

Năm 2009 không phải là lần đầu tiên đường lưỡi bò mới được Trung Quốc cho xuất hiện lần đầu. Cách thời gian đó hàng chục năm, vào năm 1948, bản đồ có chứa “đường lưỡi bò” đã được Trung Quốc sử dụng công khai trong tệp “Bản đồ khu vực hành chính thuộc Trung Hoa dân quốc” và Đường lưỡi bò được vẽ bao gồm có 11 đoạn cách nhau bao trọn gần hết diện tích của biển Đông. Tuy nhiên, cũng vào năm 1949, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị Việt Nam đánh bại. Trong khoảng thời gian sau đó, bản đồ có “đường lưỡi bò” 11 đoạn cách nhau bao trùm trên biển Đông cũng dần bị bỏ quên.

Đường lưỡi bò liền nét”- tình tiết mới về tham vọng cũ của Trung Quốc

Tuy nhiên, đến năm 1953, “đường lưỡi bò” lại một lần nữa được chính quyền Trung Hoa khơi dậy và đã phê duyệt từ 11 đoạn của đường lưỡi bò xuống mức 9 đoạn nhưng ranh giới mà nó bao trùm lại mở rộng nhiều hơn, lấn sâu hơn vào lãnh thổ của các nước khác mà bên phía Trung Hoa không hề có một dẫn chứng lịch sử nào để giải thích và chứng minh cho sự ngộ nhận đó. Đến năm 2009, Trung Quốc lại một lần nữa tung bản đồ không có căn cứ lịch sử này ra toàn thế giới với tham vọng cực kỳ nham hiểm nhằm thôn tính, lấy đi lãnh thổ của Việt Nam.

Xem thêm:   Đất Thổ Cư Là Gì? Lưu Ý Những Gì Khi Đầu Tư Đất Thổ Cư?

Đường lưỡi bò có hàm ý gì?

Việc Trung Quốc đơn phương đăng tải hình ảnh bản đồ chứa “đường lưỡi bò” giống như một lời tuyên bố với thế giới về việc tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam. Quốc gia này đơn phương muốn khẳng định rằng: hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là của Trung Quốc. Một loạt hành động mà Trung Quốc làm sau đó đã thể hiện hơn rõ ý đồ thôn tính chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc. Không những thực hiện các hành vi khai thác trái phép trên khu vực địa phận của Việt Nam mà quốc gia này còn ngang nhiên đặt giàn khoan một cách phi pháp có tên là HD981 thuộc vùng biển trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2014. Sự kiện này đã đẩy việc tranh chấp lên đến đỉnh điểm, đánh động tới nhiều nước khác trên thế giới cùng lên tiếng về sự việc tự tung tự tác này của Trung Quốc.

Đường lưỡi bò, từ sao Trung đến sao Việt và trách nhiệm của người nghệ sĩ

Cho đến năm 2016, khi Trung Quốc thua Philippin trong vụ kiện đòi chủ quyền từ phía Philippin thì những vấn đề liên quan tới “đường lưỡi bò” mới được lắng xuống. Du rằng, qua việc thua kiện này, Trung Quốc bị Trọng tài Liên hiệp ước quốc tế tuyên phán là Trung Quốc hoàn toàn vô căn cứ khi đưa ra quan điểm liên quan tới “Đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, chính quyền quốc gia này vẫn luôn không ngừng tuyên truyền về tấm bản đồ có chứa “đường lưỡi bò”, phía quốc gia này luôn âm mưu, nuôi dã tâm nhằm thôn tính đại phận lãnh thổ của Việt Nam. Thậm chí, ngay trong các cuốn sách dạy học trên trường lớp, trên trang phục áo phông hay trong các bộ phim thu hút lượng xem lớn, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa hình ảnh bản đồ có đường chín đoạn phi lý này để ngầm khẳng định chủ quyền thuộc Trung Quốc một cách bất hợp pháp của Luật lệ quốc tế. Nhiều bộ phim có chứa hình ảnh bản đồ sai căn cứ này đã bị cấm chiếu tại Việt Nam.

Phim 'Lấy danh nghĩa người nhà' lộ phân cảnh cài cắm bản đồ 'đường lưỡi bò' -Hạt giống tâm hồn
Phim “Lấy danh nghĩa người nhà” lồng ghép bản đồ có chứa “Đường lưỡi bò”

Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò của Trung Quốc

Thực tế và qua các chứng minh lịch sử, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam đã rất nhiều lần đưa ra tuyên bố và các chứng minh lịch sử chứng minh chủ quyền của vùng biển và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với cả thế giới. Điều này chỉ ra rằng, những gì Trung Quốc đang đơn phương công bố và ngộ nhận chủ quyền của họ hoàn toàn là điều vô căn cứ.

Xem thêm:   Cò Đất Là Gì? Khác Biệt Giữa Cò Đất Và Chuyên Viên Môi Giới

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời thời điểm khôi phục đường bay Việt Nam-Trung Quốc - Báo Người lao động

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung và rõ ràng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII), Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X).

Theo đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định vùng biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong mục tiêu sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền về biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng và trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận trái phép ở Hoàng Sa

Đối với các vụ việc tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán xuyên suốt của Việt Nam là các bên tham gia tôn trọng nguyên trạng đúng với chủ quyền của từng quốc gia, không sử dụng hoặc sử dụng đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với các điều khoản được quy định trong luật pháp quốc tế.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002

Đặc biệt, dựa theo bản Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc ban hành, bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương tìm kiếm một giải pháp thích ứng cơ bản và lâu dài, đáp ứng được lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng vùng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển hơn.

Đường lưỡi bò có được thế giới công nhận?

Từ khi phía Trung Hoa Dân Quốc đơn phương công bố ranh giới đường chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc hay là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức đưa ra bằng chứng chứng minh được tính xác thực của đường chính đoạn do họ công bố.

Nhiều thương hiệu thế giới dùng bản đồ có 'đường lưỡi bò' phi pháp | baotintuc.vn

Mặc dù chưa hề được công nhận về “đường lưỡi bò” nhưng Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều quốc gia bên trong phí ranh giới chín đoạn. Cụ thể như khảo sát ở vùng bãi ngầm James sát phía bờ biển của Malaysia (năm 1983), ký vào hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính với tờ Crestone (vào năm 1992), đưa ra quy định tất cả các bản đồ của Trung Quốc đều phải có thêm ranh giới đường chín đoạn (ban hành năm 2006).

Đã có vài lần phía Trung Quốc đưa ra một số tư liệu lịch sử nhằm chứng minh rằng từ lâu đường lưỡi bò đã thuộc về quốc gia họ. Tuy nhiên tất cả những tài liệu, tư liệu lịch sử đó không thể biện minh được cho tính chất tùy tiện trong cách ban bố, thiếu đi hệ thống tọa độ chính xác trên bản đồ cũng như cách họ sử dụng khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên quá lỗi thời.

Xem thêm:   Đất ONT Là Đất Gì? Những Quy Định Pháp Lý Về Đất ONT Chi Tiết Nhất

H&M Việt Nam ra sao giữa 'tâm bão' nghi vấn ủng hộ 'đường lưỡi bò'?

Trong cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2009, sau khi phân tích kỹ lưỡng những quan điểm từ phía của Trung quốc, ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã khẳng định rằng “đường lưỡi bò” hoàn toàn vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Chỉ một ngày ngay sau khi Trung Quốc trình lên tấm bản đồ có chứa đường chín đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 07 tháng 05 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp ngay sau đó là Indonesia đã đưa ra những bác bỏ, phản đối về tấm bản đồ đơn phương đó của Trung Quốc.

Giới thiệu cuốn sách: “Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam” | Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội

Đến ngày 05 tháng 04 năm 2011, phía Philippines tiếp tục gửi thư ngoại giao đến Liên Hợp Quốc nhằm phản đối những yêu sách về đường chín đoạn của Trung Quốc ở trên khu vực Biển Đông, theo đó tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc là hoàn toàn không có căn cứ dựa theo luật quốc tế.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế về Đường lưỡi bò

Vào ngày 12 tháng 07 năm 2016, tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (viết tắt là PCA) tại The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện về vấn đề chủ quyền của Philippines đưa đơn, tổ trọng tài gồm có 5 người đã chính thức tuyên bố với các bên rằng bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc đơn phương công bố.

Theo phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế đưa ra về “đường lưỡi bò” chỉ ra rằng:

  • Phía Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với khu vực Biển Đông;
  • “Đường chín đoạn” do phía Trung Quốc tự vẽ ra là không phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển;
  • Không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể mang lại được vùng đặc quyền về kinh tế (EEZ) cho bên Trung Quốc;
  • Trung Quốc đã thực hiện các hành động can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines trên vùng biển này, đặc biệt là ở bãi cạn tên là Scarborough;
  • Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại đến hệ sinh thái trên quần đảo Trường Sa bằng nhiều hoạt động như khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, xây các đảo nhân tạo;
  • Các hành động của Trung Quốc thực hiện làm gia tăng thêm khả năng xảy ra các xung đột mâu thuẫn với Philippines;
  • Các đảo Ba Bình thuộc về quần đảo Trường Sa, hiện đang bị phía Trung Hoa Dân Quốc (hay Đài Loan) kiểm soát, cũng đều không thể mang lại được vùng đặc quyền về kinh tế (EEZ).

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam | Quốc phòng | Báo Nghệ An điện tử

Chắc hẳn rằng, dã tâm của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt vùng Biển Đông chưa dừng lại và vẫn có thể có những hành động trái phép tiếp tục trong tương lai. Là người dân Việt Nam, bạn cần tỉnh táo trước các hành động khiêu khích và có những việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ chủ quyền của quốc gia Việt Nam. 

Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin liên quan đến vấn đề “đường lưỡi bò” hay đường chín đoạn. Mong rằng qua bài viết này giúp bạn hiểu được “Đường lưỡi bò là gì” và sự bất hợp pháp về vấn đề này.