Gia Lai là một địa điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm. Gia Lai thuộc miền nào? và đến Gia Lai nên đi đâu? Đó là thắc mắc của rất nhiều du khách ở khắp mọi miền tổ quốc. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Gia Lai Thuộc Miền Nào?

Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc phía bắc của Tây Nguyên. Với độ cao 600 – 800m so với mặt biển. Gia Lai có diện tích 15.536,9 km² trải dài từ 15°58’20” đến 14°36’36” vĩ Bắc, từ 107°27’23” đến 108°94’40” kinh Đông. 

Các tỉnh tiếp giáp:

  • Phía Bắc giáp Kon Tum
  • Phía Nam giáp Đắk Lắk 
  • Phía Tây Gia Lai có đường biên giới dài 90km, giáp với Campuchia
  • Phía Đông giáp Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Định
Gia Lai thuộc miền nào?

Khí hậu Gia Lai có gì đặc biệt? 

Gia Lai là một tỉnh có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, ít khi có bão và sương muối. Gia Lai có khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa và từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô. Lượng mưa trung bình năm tại Tây Trường Sơn từ 2.200 đến 2.500 mm. Và lượng mưa trung bình năm tại Đông Trường Sơn là 1.200-1.750 mm. Gia Lai có nhiệt độ trung bình năm rơi vào khoảng 22 – 25 độ. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông – lâm – nghiệp cũng giúp người dân Gia Lai có một nguồn thu nhập ổn định. 

Đặc điểm địa hình Gia Lai

Gia Lai có địa hình nghiêng từ Đông sang Tây và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình Gia Lai được chia thành 3 dạng chính: 

  • Đồi núi:  chiếm ⅖  diện tích toàn tỉnh. Có dãy Mang Yang kéo dài từ đỉnh Kon Ka Kinh đến huyện Kông Pa. Tại đây chia thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn.
  • Cao nguyên: chiếm ⅓ diện tích với cao nguyên Pleiku – cao nguyên đất đỏ bazan và cao nguyên Kon Hà Nùng.
  • Thung lũng: địa hình ít bị chia cắt, khá bằng phẳng, được phân bố dọc theo các con sông, suối.
Địa hình Gia Lai

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 27 loại đất. Đất ở đây đa số được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, thuộc 7 nhóm đất chính gồm: 

  • Đất feralit -đất đỏ vàng chiếm 53% diện tích đất của tỉnh
  • Đất đỏ vàng trên đá granit và ryolit phân bố chủ yếu ở các vùng gần rìa của khối đất đỏ bazan
  • Đất xám trên đá granit và phù sa cổ chiếm 25,2%, phân bố chủ yếu theo hệ thống 2 con sống lớn. Phần còn lại của các nhóm khác được phân bố rải rác ở khắp mọi nơi thuộc tỉnh.  
Xem thêm:   1001+ Ảnh Chill Tâm Trạng Đa Sắc Thái Cho Bạn Lựa Chọn

Nhìn chung, tài nguyên đất ở Gia Lai từ lâu đã được khai thác và sử dụng. Trước đây tài nguyên đất được khai thác một cách tự nhiên phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc. Ngày nay nguồn tài nguyên này được ưu tiên đưa vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông – lâm nghiệp với quy mô lớn, tạo nên nhiều vùng chuyên canh. 

Tài nguyên rừng

Rừng ở Gia Lai rất phong phú và đa dạng về các kiểu, loại, dạng khác nhau. Tỉnh này có gần 1 triệu hecta đất lâm nghiệp. Diện tích rừng lên đến 749.769 hecta, trữ lượng gỗ tại Gia Lai rơi vào khoảng 75,6 triệu m3.Nếu đem so sánh với toàn bộ Tây Nguyên, diện tích lâm nghiệp Gia Lai chiếm khoảng 28%, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ. Bên cạnh đó, rừng Gia Lai còn có khoảng gần 100 triệu cây tre nứa các loại và rất nhiều lâm sản có giá trị kinh tế khác như song mây, bời lời, sa nhân, …và nhiều loại chim thú quý hiếm khác. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu chế biến gỗ, bột giấy quy mô lớn, sản lượng gỗ được khai thác hàng năm rơi vào khoảng từ 65.000 – 85.000 m3

Tài nguyên rừng Gia Lai

Tài nguyên khoáng sản

Đối với tỉnh Gia Lai, tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế khá quan trọng. Theo nghiên cứu và điều tra, Gia Lai có rất nhiều khoáng sản quý hiếm, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý.

Bên cạnh đó, Gia Lai còn có nguồn khoáng sản dồi dào phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Điển hình như đá vôi (mỏ đá vôi Chư Sê là mỏ đá có triển vọng nhất trong 6 điểm được phát hiện). Một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác như đá bazan xây dựng ở đèo Chư Sê, Plâycu, Chư Păh. Tại Gia Lai, cát xây dựng được phân bố chủ yếu dọc theo các sông suối, đặc biệt tập trung dọc sông Ba và có 40 loại. Cát có chất lượng khá nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu xây dựng. Ngoài ra, các mỏ than bùn ở Biển Hồ, Chư Păh còn có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phân vi sinh. 

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên nước

Gia Lai có tiềm năng thủy điện vô cùng lớn do tỉnh này nằm ở vị trí đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Sê San, Ayun chảy xuống vùng duyên hải miền trung và sông Mê Kông. 

Top 10 Địa Điểm Du Lịch Thú Vị Tại Gia Lai

Hồ T’Nưng 

Hồ T’Nưng nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Hồ cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Hồ T’Nưng được hình thành từ miệng của ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm về trước. Người dân ở đây thường gọi nó với cái tên là Biển Hồ, vì hồ T’Nưng có diện tích rất rộng. Ước tính khoảng hơn 220 hecta, khi gió to hồ còn mang theo những con sóng lớn như ngoài đại dương.

Xem thêm:   Tính chất hóa học của HNO3 là gì? 8 lưu ý khi sử dụng axit nitric HNO3

Hồ T’Nưng nhìn từ trên cao xuống mặt hồ là một màu xanh biếc, nó được bao bọc và nằm trọn trong vòng tay của núi rừng Gia Lai. Đứng từ bờ hồ sẽ thấy được khung cảnh tuyệt đẹp tại nơi đây vì đây chính là miệng của ngọn núi lửa. Đôi mắt Pleiku là hình ảnh được ví von cho làn nước trong veo, xanh ngát. Một vẻ đẹp tươi mới, giản dị nhưng không hề thua kém bất kì nơi đâu. 

Hồ T’Nưng – Đôi mắt Pleiku

Nhà máy thủy điện Yaly 

Nhà máy thủy điện Yaly thuộc xã Yaly, huyện Chu Pah, ĐT673, Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai. Đây là một trong những địa điểm du lịch Gia Lai nằm trong hệ thống thủy điện trên sông Sê San thuộc tỉnh Gia Lai. Có thể xem đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 của cả nước, thứ nhất là công trình thủy điện Sông Đà. Nhà máy thủy điện Yaly có công suất 720MW cung cấp 3.650 triệu KWh điện mỗi năm cho toàn Tây Nguyên.

Đến với nhà máy thủy điện Ialy, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước xứ cao nguyên xếp tầng. Mà còn có thể thử sức với nhiều bộ môn mạo hiểm trên chiếc cầu treo được kết thành từ những sợi dây thừng nhìn thì chông chênh nhưng vô cùng chắc chắn.

Nhà máy thủy điện Yaly

Quảng trường Đại Đoàn Kết 

Quảng trường là một phần linh hồn của Gia Lai, nó gắn liền với lịch sử phát triển của nơi này. Ngoài đôi mắt Pleiku, tại Gia Lai còn có một quảng trường được mệnh danh là trái tim của người dân Pleiku. Quảng trường khánh thành vào năm 2012 với diện tích khoảng 12 hecta. Đến với quảng trường Đại Đoàn Kết bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc – văn hóa mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên. 

Ghé thăm quảng trường Đại Đoàn Kết – trái tim của phố núi Gia Lai

Thác Phú Cường 

Thác Phú Cường nằm cách thị trấn Chư Sê khoảng chừng 3km và cách trung tâm thành phố Pleiku 45km đi về hướng đông nam. Đây là một khu du lịch sinh thái hứa hẹn đem đến nhiều trải nghiệm thú vị chờ du khách đến khám phá. Thác Phú Cường mang trên người một vẻ đẹp thơ mộng, bình yên đến lạ lùng. Làm cho nhiều người cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp diệu kỳ khi một lần đặt chân đến nơi đây. 

Thác Phú Cường – dải lụa của núi rừng Gia Lai

Hố Trời 

Hố Trời thuộc thôn An Thạch, Xã Xuân An, Huyện, An Khê, Gia Lai. Nếu ai đã một lần đến thăm Gia Lai, có lẽ đã không còn quá xa lạ với cái tên này. Hố Trời gây ấn tượng đặc biệt đối với du khách nhờ vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của nó. Nhiều người cho rằng vẻ đẹp ấy vượt xa sự mong đợi và tưởng tượng của nhiều người. 

Xem thêm:   Tính chất hóa học của nhôm? 3 ứng dụng của nhôm
Hố Trời Gia Lai

Núi lửa Chư Đăng Ya

Núi lửa thuộc Chư Đăng Ya, Chư Păh, Gia Lai. Núi nằm ở vị trí khá xa so với trung tâm thành phố Gia Lai (khoảng 30 km). Đây có thể xem là một trong những  địa điểm du lịch độc đáo nhất tại Gia Lai. Núi lửa Chư Đăng Ya mang một vẻ đẹp rất riêng, gây ấn tượng mạnh đối với nhiều du khách. Vẻ bình yên cùng với khung cảnh hữu tình chính là loại “vũ khí” đầy quyến rũ níu chân du khách mỗi khi đến với Gia Lai. Từ những hàng cây cổ thụ cho đến những cánh đồng đều mang một kích thước rộng lớn khiến ai thấy cũng phải trầm trồ. Núi lửa Chư Đăng Ya là sự hội tụ của nhiều nét đẹp cộng lại, từ đó tạo thành một Chư Đăng Ya kiêu sa và quyến rũ trong mắt người dân tại đây và cả khách du lịch khắp nơi đổ về. 

Núi lửa Chư Đăng Ya: Sắc màu núi rừng Tây Nguyên

Hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà thuộc xã la Sao, huyện la Grai, Gia Lai. Nơi đây được biết đến là một hồ nước rộng lớn thuộc tỉnh Gia Lai. Là địa điểm gắn liền với một đập thủy điện mang tên Thác Bà vốn đã rất quen thuộc. Hồ Thác Bà mang vẻ đẹp từ những thứ rất gần gũi, thân thiện với con người. Chính vì lẽ đó mà những ai đã một lần đến đây sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ hơn, sống chậm hơn để hồi tưởng về những điều giản dị mà vô cùng ấm áp. 

Hồ Thác Bà

Thác Chín Tầng 

Thác Chín Tầng thuộc Ia Bă, Ia Grai, Gia Lai. Tuy tháp không cao nhưng lại rất uốn lượn và trải dài dọc theo những vách đá to lớn từ đỉnh núi xuống dưới tận chân. Thác Chín Tầng được xem là địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá vẻ đẹp bí ẩn của thiên nhiên. Với sự ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng cho thác Chín Tầng, hãy một lần ghé qua nơi đây để cảm nhận một hành trình khó kiếm trong đời.

Thác Chín Tầng Gia Lai

Chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành nằm ở số 348 Nguyễn Viết Xuân, P. Hội Phú, Thành phố Pleiku. Chùa cách trung tâm thành phố Pleiku không xa. Đây là ngôi chùa có kiến trúc tương tự với các ngôi chùa ở Nhật Bản. Chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000m2 gồm nhiều khu nhà được thiết kế với phần mái chóp uốn cong. Nơi đây được xem là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan, thắp hương và viễn cảnh.

Chùa Minh Thành: Ngôi chùa với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo tại phố núi Gia Lai

Thác Lệ Kim

Đến với Thác Lệ Kim, bạn sẽ được một lần trải nghiệm cảm giác đắm mình trong làn nước mát lạnh dưới chân thác. Thác mang dòng nước trong veo, bên dưới có cá bơi lội tạo sự thích thú cho khách du lịch. Thác ẩn mình giữa rừng xanh mang vẻ đẹp hoang sơ thu hút nhiều lượng khác du lịch hàng năm.  

Thác Lệ Kim

Đến đây thì bạn đã biết Gia Lai thuộc tỉnh nào chưa? Bạn đã chọn cho mình những địa điểm du lịch thú vị nào khi đến Gia Lai chưa? Nếu đã chọn được rồi thì hãy “xách balo lên và đi” thôi.