Khí áp là cụm từ được nhắc đến rất thường xuyên trong các chương trình dự báo thời tiết hằng ngày. Vậy bạn đã biết khí áp là gì chưa? Thực tế, khí áp là một kiến thức địa lý khá thú vị có trong chương trình học lớp 6. Bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống chi tiết các kiến  thức liên quan đến khí áp.

Khái niệm khí áp là gì?

Khí áp chính là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Khí áp khác nhau phụ thuộc tình trạng không khí, tỉ trọng không khí khác nhau theo đó khí áp cũng khác nhau.

Khí áp trên trái đất được phân bố theo các đai áp cao và đai áp thấp. Chúng vừa xen kẽ và đối xứng với nhau qua áp thấp xích đạo, cụ thể là:

Hai đầu cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là hai đai áp thấp đối xứng nhau. Tiếp tục kéo xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam là những đai áp cao. Và cuối cùng đai áp thấp nằm trong vùng xích đạo. Chúng ta có thể quan sát hình vẽ sau để có thể dễ hình dung hơn:

Xem thêm:   Jonathan Galindo là ai? ‘Kẻ giết người’ Jonathan Galindo thật sự đáng sợ như lời đồn

 

Như ta có thể quan sát trong hình, sự phân bố khí áp theo các đai khí áp tóm lược như sau:

  • Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ là 60 độ, 0 độ và 60 độ.

  • Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ là 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ.

Có mấy loại khí áp?

Khí áp cao

Về cơ bản, khí áp cao là dòng khí áp có tính chất lạnh và khô. Gió ở khu vực có áp suất cao hơn sẽ bị đẩy về phía vùng có áp suất thấp hơn, đồng thời cách xa trung tâm hơn.

Khí áp thấp

Ngược lại với khí áp cao, khí áp thấp là dòng khí có tính chất nóng và ẩm.

Tại sao có khí áp?

Nguyên nhân tạo nên khí áp là do trọng lượng của không khí. Mặc dù trọng lượng của không khí khá nhẹ (trung bình chỉ khoảng 1.3g/ 1 lít không khí) nhưng với chiều dày của khí quyển lên đến hơn 60 000km nên nó cũng tạo ra một sức ép vô cùng lớn lên bề mặt của Trái Đất, do đó tạo nên khí áp.

Sự hình thành khí áp cao và khí áp thấp như thế nào?

Về cơ bản nguyên nhân hình thành nên khí áp cao và khí áp thấp và do sức ép của không khí xuống bề mặt Trái Đất. Các khí áp thông thường không tách rời nhau, chúng kết với nhau tạo thành những mảng rồi tạo nên các đai khí áp.

Xem thêm:   BTV Hoài Anh là ai? Tiểu sử nữ BTV 8x nổi tiếng

Để phân biệt hai dòng khí áp cao và khí áp thấp, người ta dựa vào điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm và tính chất khí hậu.

Nhiệt độ trên mặt đất không đồng đều, có nơi nhiệt độ cao và có nơi nhiệt độ thấp, tạo nên sự nóng lạnh mỗi nơi là không giống nhau. Đây cũng là nguyên nhân làm cho sự phân bố khí áp ở các nơi không được đồng đều.

 

Quá trình hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Thông thường những nơi lạnh thì khí áp cao, còn những nơi nóng thì khí áp sẽ thấp. Khí áp thay đổi không ngừng như vậy sẽ gây ra các loại thời tiết khác nhau. Đa phần khi khí áp thấp thì trời sẽ âm u và đổ mưa. Trái lại, khi khí áp cao thì trời sẽ khô ráo, trong xanh. Đây là những dấu hiệu rất có ích trong việc dự báo tình hình thời tiết hàng ngày.

Nguyên nhân tạo nên sự thay đổi khí áp

Có ba nguyên nhân chính tạo nên sự thay đổi khí áp, đó là:

  • Sự thay đổi khí áp theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng và sức nén của không khí càng nhỏ, điều này làm khí áp giảm. Ngược lại, khi càng xuống thấp thì sức nén càng nặng, mật độ không khí cũng dày đặc hơn dẫn đến khí áp tăng.

  • Sự thay đổi khí áp theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, tỷ trọng giảm dẫn đến khí áp giảm. Trái lại, khi nhiệt độ giảm, tỷ trọng tăng thì khí áp tăng.

  • Sự thay đổi khí áp theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước sẽ khiến cho khí áp giảm. Đặc biệt khi nhiệt độ càng cao hơi nước bốc lên càng nhiều, chiếm chỗ không khí khô làm cho khí áp giảm.

Xem thêm:   N là gì trong tiếng Anh? N là viết tắt từ gì trong tiếng Anh

Dụng cụ đo khí áp là gì?

Nhằm đưa ra những dự đoán về thời tiết, việc đo chính xác khí áp có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Điều này giúp con người dự đoán thời tiết cực đoan, từ đó hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra.

Người ta dùng tới áp kế để đo được khí áp. Thiết bị này còn có thể đo áp suất được gây ra bởi khí quyển bằng cách dùng thêm các chất như nước, khí hoặc là thủy ngân. Sự thay đổi của áp suất cũng có thể phần nào dự báo ngắn hạn các hiện tượng thời tiết.

Mối quan hệ giữa khí áp và gió trên Trái Đất

Thông thường, áp cao đẩy gió còn áp thấp lại hút gió. Do đó, gió được thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Chính vì vậy, những nơi có khí áp thấp (thường là vùng áp thấp xích đạo hoặc ôn đới), xảy ra hiện tượng mưa nhiều vì có gió thổi đến, mang theo mưa. Ngược lại nơi tồn tại các khối áp cao (thường là áp cao cận chí tuyến và cực), sẽ xuất hiện các hoang mạc khô hạn do không có gió thổi tới. Lí do là bởi ở đây lượng mưa rất ít và thường xuyên trong tình trạng khô cằn.

Như vậy, bài viết trên đây là câu trả lời chi tiết và hệ thống nhất cho câu hỏi khí áp là gì. Đừng quên chia sẻ nó nếu bạn thấy hữu ích nhé!