Động từ “nghiệp quật” hiện nay đang là xu hướng của giới trẻ. Vậy nghiệp quật là gì? Làm gì thì bị nghiệp quật? Bạn có biết nguồn gốc và các loại nghiệp báo trong Phật giáo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “tất tần tật” về những vấn đề trên nhé! 

Nghiệp Quật Là Gì?

Định nghĩa

Để hiểu một cách tường tận nghiệp quật là gì thì ta cần hiểu Nghiệp là gì và Quật là gì? 

  • Nghiệp là cái nghề hay sự nghiệp. Theo nhà Phật thì nghiệp chính là cái nhân mà ta đã gieo sẽ đưa ta tới cái quả của nó. Đây là luật Nhân – Quả mà con người phải gánh chịu.  
  • Quật là chỉ sự phản hồi, đáp trả lại.

Vậy từ nghĩa của 2 từ trên ta có thể hiểu nghiệp quật mang ý nghĩa rằng: Những việc ta đã làm trong quá khứ và hiện tại (Nhân) sẽ dẫn ta đến với hậu quả ngày hôm nay (Quả).

Nghiệp quật là gì?

Nghiệp Từ Đâu Mà Ra?

Mỗi chúng ta phải nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Phải biết phân biệt đúng sai, thiện ác. Nên nhớ rằng mọi chuyện chúng ta làm, mọi điều chúng ta nói dù là tốt hay xấu đều sẽ để lại hậu quả của nó. Nếu bạn thường xuyên làm việc thiện, lời nói tránh làm tổn thương người khác bạn sẽ nhận được nhiều phước báo. Đó là bạn đang tích phước cho bản thân mình thì đó là là quả lành. Ngược lại, nếu bạn toàn làm chuyện ác thì trong tương lai bạn sẽ phải gánh chịu những điều tương tự như bạn đã gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn có lỡ làm ác và bạn nhận thức được điều đó, hãy tự thân sám hối bằng cách làm nhiều việc có ích cho đời, cho người. Khi ấy bạn có thể sửa đổi được nghiệp đã gieo. 

Nghiệp từ đâu mà ra?

Một trong số các nguồn gốc của tạo nghiệp là do khẩu nghiệp mà ra. Khẩu nghiệp – tội lỗi do miệng lưỡi gây ra. Con người rất dễ tạo nghiệp này bởi tính đố kỵ, lòng tham, sự toan tính. Và ngày một lún sâu không thoát ra được. 

Nghiệp báo Nhân – Quả thuộc về tâm thức, nó vô hình với người phàm mắt thịt nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Bạn đã bao giờ gặp phải một chuyện éo le nào đó trong cuộc sống và tự hỏi trong quá khứ mình đã làm gì nên tội chưa? Bạn đã bao giờ giật mình nhận ra rằng mình đang gặp Quả báo chưa? Gieo nhân nào ắt gặp quả đó, luật Nhân – Quả không chừa một ai. Thật vậy, dù bạn có địa vị đến đâu, giàu có cách mấy thì bạn vẫn là con người, bạn phải gánh chịu tất cả những tội lỗi mà bản thân mình đã gây ra. 

Xem thêm:   Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt Ngữ văn lớp 12

Các Loại Nghiệp Báo Theo Nhà Phật

 Nghiệp thiện đến từ đâu?

  • Làm việc thiện tạo phước cho bản thân, giúp đỡ người mà không đợi người trả ơn 
  • Giữ giới, tránh làm các điều ác (thân nghiệp sinh 3 điều ác: sát sinh, đạo tặc, tà dâm. Khẩu nghiệp sinh 4 điều ác: lưỡng thiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ. Ý nghiệp sinh 3 điều ác: tham lam, sân nộ, mê si)
  • Vui vẻ hoan hỷ khi thấy người gặp phước lành, phúc báo tốt đẹp
  • Noi gương và thực hành theo lời dạy của các bậc chân tu
  • Giữ gìn vẹn toàn chính kiến của bạn thân không để bị lôi kéo hay đi vào con đường tà đạo 
  • Nghĩ đến những người mà ta hay gọi là đồng bào và cùng hồi hướng phúc đức cho họ
Nghiệp thiện đến từ đâu?

Nghiệp dữ đến từ đâu?

  • Nghiệp báo sát sanh:Tùy theo người bị hại chết là người tu hành hay người thường sẽ bị quả báo nặng nhẹ khác nhau. Và cũng tùy theo sinh vật bị hại có kích thước lớn hay nhỏ thì sẽ gặp báo ứng theo các cách khác nhau. Nếu phạm nghiệp sát sanh, khi chết đi sẽ bị đày vào Địa Ngục, làm súc sinh. Hay làm người thì chết yểu, bệnh tật hiểm nghèo, mắc các chứng lo âu, buồn rầu, …
  • Nghiệp báo trộm cắp: Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị quả báo tương ứng. Người phạm phải nghiệp trộm cướp khi chết sẽ bị đưa vào cõi dữ. Nếu được làm người thì cả đời người sống khốn khó, cực nhọc, làm không đủ ăn, không thể ngóc đầu lên nổi
  • Nghiệp báo tà dâm: Kiếp này hãm hiếp người khác, lừa gạt ái tình, làm kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Kiếp sau có vợ/chồng không chung thủy, gia đình lục đục, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, gây thù oán khắp nơi, …
  • Nghiệp báo lọc lừa: Kiếp này hay nói dối, chuyện không nói có, thêm bớt đủ điều. Kiếp sau làm người dễ bị vu oan, nói không ai tin. Hay bị bệnh về miệng, bạn bè xa lánh, người thân không tín nhiệm
  • Nghiệp báo Tham: muốn có mọi thứ trên đời, ghen tị với thành công của người khác. Nếu tái sinh được làm người sẽ không được tôn trọng, không có tiếng nói, không ai ủng hộ.  
Nghiệp dữ đến từ đâu?
  • Nghiệp báo sân nộ: Tính tình thô lỗ, cọc cằn, thường xuyên nhăn nhó, mặt mày khó chịu. Người mang trong người tính sân nộ thường thích hơn thua, thích bắt bẽ người khác. Sau khi chết sẽ trở thành loài quỷ dữ. Nếu có tái sinh làm người thì mang vẻ ngoài xấu xí, mặt mũi khó nhìn, trái tính trái nết
  • Nghiệp báo tà kiến: Người không chịu tìm tòi học hỏi nghiên cứu, không thích ở gần những người tài đức vẹn toàn để học cái hay cái đẹp, cho rằng bản thân luôn đúng, không tin vào nhân quả luân hồi. Sau khi chết đi sẽ bị đày vào cõi dữ. Nếu được tái sinh làm người sẽ trở thành người u mê, khờ khạo, bệnh hoạn triền miên
  • Nghiệp báo kiêu ngạo: không coi ai ra gì, xem mình là nhất, coi những người xung quanh như rơm như rạ. Loại người này khi chết sẽ bị đày vào ác đạo, nếu được tái sinh sẽ là người sống trong cảnh khốn khổ, bị người đời khinh rẻ, không thể ngẩng đầu lên được. 
  • Nghiệp báo keo kiệt, bủn xỉn: người có tính keo kiệt, bủn xỉn dù giàu hay nghèo cũng sẽ mang nghiệp. Sống mà không biết cho đi, không có lòng giúp người gặp nạn, khi chết sẽ đi vào cõi dữ. Nếu được tái sinh làm người sẽ là trở thành một người nghèo khổ, không ai giúp đỡ. 
Xem thêm:   Ý nghĩa số CCCD là gì? 12 số trên thẻ CCCD có ý nghĩa gì?

Báo Ứng Của Nghiệp

Sự báo ứng của nghiệp

  • Nghiệp hiện hành tái tạo: nghiệp này sẽ biểu hiện sau khi chết đi, tùy theo nghiệp tạo ra mà người sau khi chết đi sẽ vào cõi lành hay cõi dữ. Thông thường ý nghĩ cuối cùng của một người trước khi chết đi là bị ảnh hưởng bởi phẩm hạnh, phước đức của người ấy trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng có một số tác động làm thay đổi những ý nghĩ đó, gây ảnh hưởng đến tư tưởng của người ấy lúc lâm chung. Ý nghĩ cuối cùng ấy sẽ tạo điều kiện cho sự tái sinh tiếp theo, đời sống hàng ngày có thể không ảnh hưởng lớn đến sự tái sinh nhưng nó cũng sẽ không hoàn toàn mất đi mà sẽ biểu hiện ở một thời điểm khác. Chính những sự thay đổi này đã trả lời cho câu hỏi vì sao cùng là một mẹ sinh ra nhưng anh chị em trong nhà lại có tính cách hoàn toàn khác nhau. 
Sự báo ứng của nghiệp
  • Nghiệp trợ duyên: Nghiệp hiện hành tái tạo khi có nghiệp quá khứ xen vào nhằm mục đích duy trì hay trợ lực thì gọi đó là nghiệp trợ duyên.
  • Nghiệp phản duyên: Nghiệp hiện hành tái tạo khi có nghiệp quá khứ xen vào nhằm mục đích làm cản trở hay suy yếu thì gọi đó là nghiệp phản duyên.
  • Nghiệp tiêu diệt: Nghiệp hiện hành tái tạo khi gặp nghiệp quá khứ quá mạnh và trái chiều sẽ tiêu diệt hoàn toàn nghiệp hiện hành đáng đang có nên còn được gọi là nghiệp vô hiệu lực.

Thời gian báo ứng

Thời gian báo ứng có ba loại:

  • Hiện nghiệp: Hiện nghiệp được chia làm 2 loại:

+ Quả lành biểu hiện trong kiếp hiện tại: Có những quả lành biểu hiện ngay trong kiếp hiện tại. Ví dụ như người chăm chỉ sẽ thành công

Xem thêm:   10 cách dùng điều hòa tiết kiệm nhất, giảm ngay 40% hóa đơn tiền điện

+ Quả dữ biểu hiện trong kiếp hiện tại: Có những quả dữ biểu hiện ngay trong kiếp hiện tại. Ví dụ như làm chuyện ác, trái pháp luật sẽ bị bắt bỏ tù

  • Hậu nghiệp: Những nghiệp biểu hiện trong các kiếp về sau. Hậu nghiệp này ai ai cũng sẽ phải trải qua, và chúng ta cũng sẽ không thể nào biết được rằng chúng ta tạo ít hay nhiều nghiệp, là nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ. Chỉ có những bậc chân tu, Đức Phật mới có thể nhìn thấy được nghiệp báo nhân quả
  • Nghiệp vô hạn định: Quả biểu hiện bất cứ lúc nào từ hiện tại cho đến mãi về sau. Ngoại trừ trường hợp sau khi được giải thoát và nhập Niết Bàn thì mới hết được. Chính vì vậy sự tu tập và phước báo phải được tích lâu dài chứ chẳng phải ngày một ngày hai rồi mong cầu “quả ngọt”. Có những người đời này không làm việc thiện, không tích phước nhưng họ vẫn sống sung sướng, an nhàn. Đó là vì kiếp trước họ đã từng tu tập hạnh bố thí, tích phước cho bản thân mình.   
Gieo nhân ắt gặp quả

Tuy nhiên, dù có phước báo có nhiều đến đâu nhưng cứ mãi ăn không ngồi rồi thì núi cao cũng sẽ lở. Chỉ lo tiêu xài không lo tích thêm phước đức thì sau khi hết phước sẽ phải sống khốn khổ. Chính vì vậy, hãy nên biết tích thêm phước cho bản thân và đừng làm lãng phí một cách quá mức, vì hưởng hết ắt sẽ bần cùng. Trong quá khứ gây nhân, hiện tại ắt gặp quả. Hiện tại gieo nhân xấu, tương lai ắt gặp quả dữ.  

Nếu đã hiểu thông nhân quả, chúng ta sẽ không còn oán đời trách người theo sự hiểu biết nông cạn trước mắt ta để rồi sinh ra nhiều bất mãn, nghi kỵ. Người hiểu Đạo phải biết nhìn xa trông rộng, thấu được trước sau. Hơn nữa, nhân quả dù có xa gần khách biệt nhau nhưng có phải điều chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra, gieo nhân ắt gặp quả. Đừng vội vui mừng khi kiếp này gieo nhân dữ nhưng vẫn sống an nhàn, sung sướng. Vì còn kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa. Bạn sẽ chẳng thể biết được bạn sẽ phải trả một cái giá như thế nào cho những gì mình đã gây ra. Có khi cái giá đó đánh đổi bằng cả mạng sống, cả một đời người khiến bạn có hối hận cũng không còn kịp nữa. 

Nếu muốn sống an nhàn hãy tích nhiều phước đức

Sau bài viết này bạn đã hiểu nghiệp quật là gì chưa? Bạn đã tin vào luật Nhân-Quả chưa? Bạn có thay đổi nhận thức của mình về nghiệp sau khi đọc bài viết này? Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những người đang lầm đường lạc lối có thể đi về đúng hướng. Hãy cố gắng giúp đời, giúp người để có thể nhận lại “quả ngọt” cho mình nhé. Chúc các bạn độc giả sống một đời an yên.