Chắc hẳn vẫn có một bộ phận giới trẻ ngày nay thắc mắc Nguyễn Đình Chiểu là ai? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một trong những nhà thơ, nhà văn vĩ đại.

Nguyễn Đình Chiểu là ai?

Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu: Gia đình, sự nhiệp và những tác phẩm để đời

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (hiện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho, có cha làm Thư lại trong dinh Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt thời bấy giờ. Cha ông tên Nguyễn Đình Huy tự Dương Minh Phủ người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, TT-Huế).

Vào Gia Định, Nguyễn Đình Huy cưới người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt làng Tân Thới, huyện Bình Dương, sinh được bảy người con, con cả là Nguyễn Đình Chiểu.

Untitled 1

Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong bối cảnh thời kỳ chế độ phong kiến triều Nguyễn dần mục nát, tình hình nước nhà bi đát, nông dân ngày càng bần cùng hóa. Mâu thuẫn xã hội nổ ra gay gắt và đang đi vào con đường bế tắc.

Triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến vơ vét ruộng đất, nhiều nơi nông dân không có một tấc đất cắm dùi. Không dừng ở đó, triều đình áp đặt mức tô, thuế, sưu, dịch hết sức nặng nề. Nạn đói và bệnh dịch hoành hành muôn nơi. Hàng ngàn hàng vạn người chết đói và vì bệnh dịch, nhiều nơi dân cơ cực quá phải nơi chôn rau cắt rốn đi tha phương cầu thực.

Phong trào kháng chiến nông dân nổ ra ở nhiều nơi, như Phan Bá Vành (1821), Lê Văn Khôi (1833), Lê Duy Minh và Trần Văn Tùng (1858), Nùng Văn Vân (1833), Lê Duy Cừ và Cao Bá Quát (1858), , Nguyễn Văn Thịnh tức Cai Vàng (1862) v.v…

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1833-1858

Đại án 17 quan lại bị xử thắt cổ

Năm 1833 (Quý Tỵ), Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất. Vua Minh Mạng vốn coi Lê Văn Duyệt như cái đinh trong mắt vì ông không ủng hộ việc đưa Minh Mạng lên ngôi vua, cũng như chủ trương tăng cường quyền hành địa phương của dinh Tổng trấn. Khi ông chết, bọn quan lại tay sai của Minh Mạng như tổng đốc Nguyễn Văn Quế, bố chánh Bạch Xuân Nguyên đã dựng lên lời đồn Lê Văn Duyệt có âm mưu khởi loạn, hành thích vua. Ông bị truất hết chức vụ, bãi bỏ chức tổng trấn Gia Định thành, xiềng mả, gia tộc bị hạ ngục.

Thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa có thật xuất thân nghèo khó?

Lê Văn Khôi, người con mà Lê Văn Duyệt nhận nuôi, được sự ủng hộ của tù nhân, binh lính và nhân dân địa phương nổi dậy chống lại triều đình, chiếm thành Phiên An (Sài Gòn), đồng thời bắt giết Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nguyên. Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định kéo dài đến năm 1835 thì bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp hết sức dã man, hàng ngàn người chết và bị chôn chung vào một huyệt mộ lớn mà triều đình nhà Nguyễn gọi là “Mả Ngụy”.

Một ngôi mộ trong "đồng mả mồ" xưa! - Tuổi Trẻ Online

Lê Văn Khôi chủ trương cuộc kháng chiến chống triều đình nhà Nguyễn ở Gia Định, Nguyễn Đình Huy, thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu, trốn về Huế và bị cách chức. Sau đó ông tìm cách đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế nương nhờ một người bạn thân tạo điều kiện học hành cho Nguyễn Đình Chiểu, năm đó ông 12 tuổi.

Xem thêm:   Job tiếng Việt tại Philippines – Nghề nào đang HOT?

Những bậc danh Nho từ trường Hương Gia Định xưa - Trí Thức VN

Sau 8 năm chăm chỉ dùi mài kinh sử, năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định. Tại trường thi Hương Gia Định khoa thi năm Quý Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú Tài, và được nhà họ Võ hứa gả con gái cho.

Năm Bính Ngọ (1846) Nguyễn Đình Chiểu ra Huế chờ ngày dự khoa thi Hội năm Kỷ Dậu (1849) tại kinh đô, nhưng chưa đến ngày thi thì mẹ ông mất. Gặp tin dữ đột ngột, Nguyễn Đình Chiểu quyết định bỏ thi cùng với người em trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường về vì thương khóc và thân hoạn bệnh, ông bị mù mắt. Trong thời gian đó, ông nương nhờ tại nhà ông lang Trung tại Quảng Nam để dưỡng bệnh và cũng tại đây ông được truyền nghề thuốc. Năm ấy Nguyễn Đình Chiểu tròn 27 tuổi.

Nhớ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu - Báo Long An Online

Tuy bị tật nguyền, việc công danh thì dang dở trong độ tuổi thanh xuân, Nguyễn Đình Chiểu không hề nản chí. Con đường khoa cử không còn hy vọng, ông quyết định đem sở học của mình làm phúc cho đời, cống hiến cho nhân dân.

Kỷ niệm 199 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (01/7/1822 – 01/7/2021)

Sau tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định), tiếp tục học tập bốc thuốc và bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ văn. Tên hiệu trước đây của ông là Mạnh Trạch Phủ hay Trọng Phủ,sau khi bị tật, ông lấy tự là Hối Trai (cái nhà tối). 

Từ khi không may trở thành người tàn tật, cuộc đời ông lại thêm lắm nỗi buồn. Khi ông vừa đỗ Tú Tài ở Gia Định, nhà phú hộ trong vùng hứa gả con gái cho ông, nhưng sau lại bội ước. Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống độc thân ngoài 30 tuổi và tìm nguồn vui trong việc dạy dỗ môn sinh và chữa bệnh giúp mọi người.

Lê Tăng Quýnh, một người học trò của Nguyễn Đình Chiểu ở tại làng Thanh Ba, Cần Giuộc, với lòng mến phục và cảm thông  sâu sắc với gia cảnh của thầy, đã xin với gia đình gả em gái thứ năm là Lê Thị Điền cho ông. 

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

Đây là lúc Nguyễn Đình Chiểu vừa dạy học vừa sáng tác tự truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng.

Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu những năm cuối đời

160 năm liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng vào Đà Nẵng - VnExpress

Trong lúc này thì hoàn cảnh đất nước càng ngày càng rối ren. Năm 1858, giặc Pháp  mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng phát súng đánh chiếm cửa Hàn (Đà Nẵng). Ngày 17 – 2 1859, hạm đội Pháp qua cửa biển Cần Giờ vào đánh chiếm thành Gia Định. Từ đây, trong hoàn cảnh đất nước quê hương rực màu khói lửa, số phận Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân tuy hai mà một .

Trận Đà Nẵng (1858–1859) – Wikipedia tiếng Việt

Pháp chiếm thành Gia Định, vợ chồng Nguyễn Đình Chiểu về làng Thanh Ba, Cần Giuộc. Ông đã được “chứng kiến” tội ác dã man của thực dân Pháp và những cuộc chiến đấu anh dũng của nghĩa quân các vùng lân cận và chính tại nơi ông ngụ cư.

Dù tật nguyền, nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn dốc hết sức liên kết với nghĩa quân yêu nước, ông vẫn thường xuyên thư từ qua lại với những người đầu lĩnh của nghĩa quân. Em út của ông, Nguyễn Đình Huân, là nghĩa quân hoạt động dưới trướng Đốc binh trong vùng Biên Hòa, Gia Định.

SUỐI NGUỒN KINH THÁNH: 2019

Trong quãng thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn thành tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu, ông phê phán những cái vô lý của đạo Phật và đạo Thiên chúa, đề cao đạo lý làm người của đạo Nho. Cũng chính trong thời gian này tác phẩm nổi tiếng “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc” đã được ông sáng tác. Ngày 14 – 12 – 1861, 3 tỉnh miền Đông: Cần Giuộc, Tân An, Gò Công lần lượt rơi vào tay giặc

Xem thêm:   Tăng nhãn áp là gì? Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Hòa ước Nhâm Tuất (1862) – Wikipedia tiếng Việt

Tương lai đất nước ngày càng một đen tối, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược ươn hèn đã ký hiệp ước năm 1862 thừa nhận quyền tự do thông thương, tự do truyền đạo, bồi thường chiến phí 20 triệu phơ-răng trong vòng 10 năm và nhượng quyền ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp.

Trong vùng giặc chiếm, sĩ phu yêu nước kéo nhau tụ hội về ba tỉnh miền Tây lúc bấy giờ còn dưới sự kiểm soát của triều đình. Nguyễn Đình Chiểu và gia đình bị buộc phải rời Cần Giuộc về Ba Tri và sống ở đây cho đến cuối đời.

Các đầu lĩnh như Trương Định và nhiều người khác đã chống lại lệnh giải binh của triều đình, tự hành dựng cờ chống Pháp, tổ chức duy trì và mở rộng kháng chiến ở Gia Định – Gò Công. Trương Định theo nguyện vọng của nhân dân trái lệnh triều đình, ở lại Gò Công cùng với nhân dân kháng chiến, được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. 

Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếp tham gia đánh giặc, nhưng ông tán thành hành động bất tuân “thiên tử chiếu” của Trương Định và các sĩ phu yêu nước. Ông thường thư từ liên hệ với Trương Định và một số lãnh tụ nghĩa quân. Trương Định rất cảm mến ông và thường gửi thư hỏi ý kiến về việc dân việc nước.

Trong thời gian ở Ba Tri, bộ ba Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt đã cùng nhau sáng tác thơ văn phê phán sự nhu nhược của triều đình và bọn quan lại bất tài, bóc trần mặt xấu xa của bọn nho sĩ đầu hàng giặc như Tôn Thọ Tường.

Phong trào kháng chiến của nhân dân mặc dù bùng nổ oanh liệt, tuy nhiên lại không ngang sức với kẻ thù, dẫn đến nhiều thất bại đau đớn. Năm 1864, Trương Định bị phản bội và thương nặng, ông đã tự sát không để rơi vào tay địch, nghĩa quân lần lượt tan rã.

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào ? | Dạy Học Tốt

Năm 1867, giặc Pháp chiếm đánh ba tỉnh miền Tây Nam Bộ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân tạm lắng một lúc rồi lại bùng lên.

Tuy nhiên, dưới sự đàn áp dã man của giặc Pháp, những phong trào cuối cùng cũng tan rã . Năm 1873, Nguyễn Tri Phương trúng đạn rồi tuyệt thực chết, thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất. Năm 1882 khi Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết.

Năm 1885, thực dân Pháp chiếm đóng kinh thành Huế, vua Hàm Nghi chạy thoát ra Quảng Trị xuống chiếu kêu gọi Cần Vương. Năm 1888, vua bị bắt và bị đày đi An-giê-ri. Niềm hy vọng của mọi người và của Nguyễn Đình Chiểu về công cuộc giữ gìn bảo vệ đất nước đến đây đành tắt hẳn.

✓ Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến | Tip.edu.vn

Quãng ngày ở Ba Tri là những ngày đau buồn nhất trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, những người bạn đồng tâm, đồng chí phần lớn đã hy sinh, số còn lại ra Bình Thuận lánh nạn. Ông sống âm thầm trong đau khổ, vừa dạy học vừa làm thuốc giúp dân.

Thời gian này ông đem hết tâm huyết trút vào vào các bài văn tế, thơ điếu khóc thương những người quên mình vì nước và sáng tác cuốn “Ngư tiều y thuật vấn đáp” vừa dạy đạo làm thuốc vừa dạy đạo làm người, trong đó nổi bật lên tâm hồn và ý chí thương dân, yêu nước, khí phách kiên trung bất khuất của chính bản thân tác giả.

Xem thêm:   eSIM là gì? Ở Việt Nam có sử dụng được chức năng eSIM?

Ai viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc“?

Thực dân Pháp vô cùng xảo quyệt, chúng biết Nguyễn Đình Chiểu có uy tín lớn trong lòng dân nên tìm cách mua chuộc ông. Gã Misen Pông sông (Michel Ponchon), Tỉnh trưởng Bến Tre đã mấy lần đến gặp Nguyễn Đình Chiểu. Đối với tên Pông sông, Nguyễn Đình Chiểu đã tỏ thái độ dứt khoát,  từ chối một cách khẳng khái trước mọi đề nghị của kẻ thù. 

Có được chấp thuận của viên Tỉnh trưởng, Nguyễn Đình Chiểu đã cùng với nhân dân công khai tổ chức trọng thể lễ tế nghĩa sĩ lục tỉnh trận vong tại chợ Đập (chợ Ba Tri ngày nay). Bài “ Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” do ông chắp bút và đọc tại buổi lễ làm cho hàng ngàn người có mặt không cầm được nước mắt. Buổi lễ đã gây ấn tượng sâu sắc với nhân dân và đã trở thành cảm hứng mạnh mẽ đối với nhân dân ở nhiều nơi kể từ khi giặc Pháp hoàn thành việc chiếm đóng lục tỉnh Nam Kỳ .

Đám tang người Việt – Wikipedia tiếng Việt

Năm 1886, bà Lê Thị Điền ra đi lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì trước cái chết của vợ, hoàn cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, nên bệnh tật ông ngày càng trầm trọng. Trong những ngày cuối đời, Nguyễn Đình Chiểu sống trong cảnh nghèo nàn thanh bạch với sự yêu thương đùm bọc của nhân dân.

Ngày 3-7-1888 (tức ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý), Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại căn nhà nhỏ ở làng An Bình Đông (gần chợ Ba Tri, thuộc Thị trấn Ba Tri ngày nay), thọ 66 tuổi. Nhân dân, bạn bè, học trò và con cháu đưa ma ông rất đông, khăn tang trắng cả cánh đồng An Đức nơi ông yên nghỉ cuối cùng.

Từ ngày  Nguyễn Đình Chiểu mất cho đến nay, hàng năm đến ngày giỗ ông, nhân dân trong vùng Ba Tri và các trí thức yêu nước ở khắp nơi đều tổ chức tưởng nhớ ông, một con người cuộc đời tuy chịu nhiều đau khổ nhưng nhân phẩm rất thanh cao, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước và tấm gương sáng cho đạo lý làm người.

Sự nghiệp và lý tưởng sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng văn nghệ của dân tộc

Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, cuộc đời lắm bất hạnh, khổ đau nhưng tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống. Từ đó khích lệ ý chí cứu nước, khơi dậy lòng căm thù quân xâm lược của nhân dân, đồng thời ca ngợi những con người nghĩa hiệp, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.

Các tác phẩm chính của ông hầu hết được sáng tác bằng chữ Nôm. Tác phẩm “ Lục Vân Tiên” chính là tập thơ đầu tiên và nổi tiếng nhất của ông. Tác phẩm mang nhiều ý nghĩa và đặc sắc truyền tải đến cho người đọc những bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh của đất nước và lợi ích của nhân dân trong cả một giai đoạn lịch sử hào hùng. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực biến cố của cả một thời đại, cũng là ngọn cờ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta trong nửa cuối thế kỷ 19. Nhà văn,nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu, xứng đáng là ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước Việt Nam cận đại.

Thợ Chữ 4.0 đã tổng hợp tất cả các thông tin qua bài viết, mong rằng sau khi tham khảo bạn đọc sẽ có câu trả lời cho câu hỏi Nguyễn Đình Chiểu là ai? Những sự nghiệp sáng tác của một bậc trí thức văn hoá nổi tiếng xưa.