Bạn đang xem bài viết Soạn bài Qua đèo ngang sách giáo khoa Ngữ văn 7 đầy đủ, chi tiết nhất tại Mas.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài viết này sẽ đề cập đến một bài văn phản ánh cuộc sống thôn quê, tình yêu và sự quyết đoán của một cô gái trẻ trong tác phẩm “Qua đèo ngang sách giáo khoa” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7. Từ câu chuyện đơn giản nhưng sâu sắc này, chúng ta sẽ được truyền cảm hứng và động viên về ý chí và sự cố gắng trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm này và những thông điệp ý nghĩa mà nó mang lại.
Qua đèo ngang là bài thơ ngụ tình rất hay và mang nhiều tâm sự của nhà thơ gửi gắm vào đó. Vậy hãy cùng Mas.edu.vn soạn bài Qua đèo ngang ngay nhé!
Danh Mục Bài Viết
Đôi nét về tác giả – tác phẩm Qua đèo ngang
Phần đầu tiên của soạn bài Qua đèo ngang ngày hôm nay. Khái quát tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan.
Tác giả Bà Huyện Thanh Quan
Nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan sinh năm 1805 tại Hà Nội. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình. Do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.
Bà là một nữ thi sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam trong thời cận đại. Sở trường của bà là thơ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu.
Trong sự nghiệp thi ca, bà sáng tác không nhiều, một số bài thơ như:
- Chiều hôm nhớ nhà.
- Tức cảnh chiều thu.
- Thăng Long thành hoài cổ.
- Qua chùa Trấn Bắc.
- Qua đèo Ngang.
- Cảnh đền Trấn Võ.
- Cảnh Hương sơn.
Như vậy, có thể thấy bà Huyện Thanh Quan là một cây bút điêu luyện, đầy chất thơ với ngôn ngữ trau chuốt được gọt giũa cẩn thận. Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.
Phần soạn bài Qua đèo ngang tiếp tục là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Qua đèo ngang là gì?
Hoàn cảnh ra đời của bài Qua đèo ngang
Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế. Bà được phong chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi.
Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang – đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Nhà thơ đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang. Bà đã tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
Bố cục bài thơ Qua đèo ngang
Phần trọng tâm của một tác phẩm là bố cục, nắm vững bố cục sẽ dễ dàng triển khai và hiểu rõ ý nghĩa bài hơn. Vậy cùng Mas.edu.vn soạn bài Qua đèo ngang tiếp tục thôi nào!
Độc giả có thể tham khảo các soạn bài Qua đèo ngang theo bố cục gồm 4 phần:
Phần đề
Câu thơ 1 và 2. Nội dung nói đến là cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang.
Phần thực
Câu thơ 3 và 4. Kể về cuộc sống của con người ở Đèo Ngang.
Phần luận
Câu thơ 5 và 6. Thổ lộ tâm trạng của tác giả.
Phần kết
Câu thơ 7 và 8. Nỗi cô đơn, trống vắng đến tột cùng của tác giả.
Ý nghĩa bài Qua đèo ngang
Chúng ta có thể soạn bài Qua đèo ngang, phần ý nghĩa qua 2 giá trị sau đây để hiểu sâu sắc những gì tác giả gửi vào tác phẩm.
Giá trị nội dung
Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.
Giá trị nghệ thuật
- Đây là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ.
Chúng ta đến với phần soạn bài Qua đèo ngang trong sách giáo khoa để nắm vững kiến thức hơn nhé!
Trả lời câu hỏi soạn bài Qua đèo ngang
Để hiểu rõ hơn nội dung của tác giả muốn truyền đến người đọc. Thì cùng Mas.edu.vn trả lời câu hỏi soạn bài Qua đèo ngang trong sách giáo khoa ngay nhé!
Câu 1 trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích. Em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.
Trả lời:
Qua đèo ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Tám câu, mỗi câu 7 chữ.
- Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau.
Trên đây chắc bạn đã nắm vững thể thơ mới gặp này. Vậy bạn đã sẵn sàng cùng Mas.edu.vn soạn bài Qua đèo ngang qua câu 2 chưa nào!
Câu 2 trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Trả lời:
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm lúc chiều tà gợi. Nó lên cái cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Lẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
→ Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà.
Thời điểm đã được miêu tả rõ ràng, vậy khung cảnh sinh tình được nhà thơ miêu tả như thế nào? Cùng soạn bài Qua đèo ngang câu 3 nhé!
Câu 3 trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
Trả lời:
- Cảnh vật gồm có: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu.
- Cảnh Đèo Ngang rậm rạp, um tùm, hoang vắng: cỏ cây chen đá.
- Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi: lác đác chợ mấy nhà, tiều vài chú.
- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng.
Với cảnh vật xung quanh nên thơ vậy Bà huyện Thanh Quan đã có những cảm nhận như thế nào. Cùng soạn bài Qua đèo ngang qua câu 3 ngay nhé!
Câu 4 trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Trả lời:
Soạn bài Qua đèo ngang để làm rõ cảnh tượng ở đèo:
- Cảnh tượng ở Đèo Ngang: um tùm cỏ cây, hoang vắng, thưa thớt con người.
- Tiếng chim quốc quốc kêu trong bi thiết càng làm tăng thêm nỗi buồn, sự hoang vắng.
→ Cảnh vật hoang sơ, thưa thớt càng làm nỗi nhớ quê hương dâng lên. Làm nỗi buồn, nỗi cô đơn, âm thầm của mình khi đối diện với thiên nhiên.
Câu 5 trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Qua đèo ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Trả lời:
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Đèo Ngang là tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhớ nước.
- Tác giả mượn cảnh vật để giãi bày tâm trạng.
- Mượn tiếng chim để gợi nhớ quá khứ nước nhà.
- Câu thơ cuối biểu cảm trực nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả.
→ Tâm trạng của tác giả: buồn, cô đơn, hoài cổ.
Soạn bài Qua đèo ngang đã đi đến câu hỏi cuối cùng, chắc hẳn bạn đã nắm nhiều thông tin quan trọng của bài rồi đúng không nào!
Câu 6 trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
Trả lời:
Một mảnh tình riêng với ta giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khác với những không gian khác. Tác giả đối diện với không gian hoang vắng, hiu quạnh → cảm thấy cô đơn và nỗi buồn nhân lên gấp bội.
Trên đây là phần soạn bài Qua đèo ngang sách giáo khoa Ngữ văn 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên sẽ hữu ích với độc giả. Nếu thấy hay nhớ like và chia sẻ giúp Mas.edu.vn nhé!
Trong bài viết “Qua đèo ngang sách giáo khoa Ngữ văn 7”, tác giả đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về nội dung, cấu trúc và chất lượng của cuốn sách giáo khoa này. Bằng cách phân tích từng khía cạnh và đưa ra những nhận định khách quan, bài viết đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng để đánh giá sự hiệu quả và sự phù hợp của sách giáo khoa này với đối tượng học sinh lứa tuổi 7.
Một điểm đáng chú ý trong bài viết là sự phân tích tỉ mỉ và chi tiết về nội dung sách giáo khoa. Tác giả đã tập trung vào từng phần trong sách, nhấn mạnh giá trị, sức hấp dẫn và tính thực tế của những bài học. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của sách giáo khoa, như thiếu sự phối hợp hợp lý giữa các phần giảng dạy và thiếu sự khuyến khích sáng tạo và tư duy của học sinh. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về những điểm mạnh và điểm yếu của sách giáo khoa này.
Một điểm mạnh khác được tác giả đề cập đến là cấu trúc của sách giáo khoa. Bằng cách phân tích từng phần và đánh giá sự liên kết giữa chúng, bài viết đã cho thấy rằng sách giáo khoa có một cấu trúc logic và có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hợp lý. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy một số thiếu sót trong cách trình bày và tổ chức thông tin, gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu và điều hướng trong sách.
Từ phân tích chi tiết và đánh giá khách quan, ta có thể kết luận rằng sách giáo khoa Ngữ văn 7 có những điểm mạnh và điều đó phần nào đáp ứng được mục đích của một cuốn sách giáo khoa. Tuy nhiên, cũng có một số điểm yếu cần được cải thiện để đảm bảo một quá trình học tập hiệu quả và thú vị cho học sinh. Bài viết đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan, chi tiết và khách quan về sách giáo khoa này, và cho phép chúng ta đánh giá và đưa ra những quyết định phù hợp trong công tác giảng dạy và học tập.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Qua đèo ngang sách giáo khoa Ngữ văn 7 đầy đủ, chi tiết nhất tại Mas.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Đường đèo
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 7
3. Soạn bài
4. Qua đèo ngang
5. Tác phẩm văn học
6. Phân tích
7. Kỹ năng đọc hiểu
8. Cảm nhận
9. Khắc sâu
10. Hình tượng
11. Kể chuyện
12. Tình huống
13. Nhân vật
14. Tổ chức sự kiện
15. Đánh giá tác phẩm