Trong cơ thể con người, Tim là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ, mỗi ngày có thể bơm 7.600 lít máu đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn thắc mắc câu hỏi: Tìm nào ở bên nào? Cùng tìm lời giải thích cho câu hỏi trên và giải mã những bí ẩn liên quan đến quả tim trong cơ thể người thông qua bài viết dưới đây.

Tim nằm bên nào?

Nhiều người thường nhầm tưởng tim nằm bên trái con người nhưng không, theo nhiều tài liệu y khoa chia sẻ thì tim nằm ở vùng giữa ngực , nằm giữa lá phổi trái và phải. Tuy nhiên, vị trí quả tim lại có phần hơi nghiêng về bên trái một chút. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều trường hợp có người tim nằm bên trái, nhưng đây là hiện tượng hiếm gặp trong y học.

Đây là bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Bên cạnh chức năng chính là bơm máu cùng các dưỡng chất đi nuôi cơ thể thì còn góp phần trong việc lọc bỏ nhiều chất độc hại. Để thực hiện những chức năng trên, tim có cấu tạo khá phức tạp.

Cấu tạo của tim

Tim trong cơ thể người có cấu tạo 3 lớp bao gồm : Màng ngoài tim, màng trong tim và cơ tim. Nó được phân chia thành 4 phần bao gồm : Tâm thất phải, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất trái.

Tâm thất là nơi chứa máu có màu đỏ sẫm và có nhiều CO2, tâm thất trái lại là nơi chứa máu đỏ tươi mang nhiều oxi. Giữa hai tâm thất được ngăn cách nhau bằng vách thất ( gồm các phần màng và phần cơ). Giữa tâm nhĩ phải và trái lại được ngăn cách nhau bằng vách nhĩ. Tâm thất và tâm nhĩ nối nhau bằng các van thường gọi là van tim.

Độ dày của thành tim luôn có sự chênh lệch giữa trái và phải. Do tâm thất trái cần chịu áp lực cao để bơm máu đi nuôi cơ thể mà có độ dày lớn hơn 2 – 3 lần so với tâm thất phải.

Nhiệm vụ của tâm nhĩ là đi tiếp nhận máu từ các tĩnh mạch và sau đó bơm xuống cho tâm nhất. Tâm nhĩ phải nhận máu từ những tĩnh mạch chủ dưới và trên, sau đó bơm xuống tâm thất phải. Máu từ tâm thất phải được bơm vào phổi thông qua động mạch phổi. Tâm nhĩ trái sẽ nhận máu từ tĩnh mạch phổi và bơm xuống cho tâm thất trái. Ở đây máu giàu oxi đi theo động mạch chủ mà nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Xem thêm:   Cường Đô La là ai? Hé lộ tiểu sử đại gia phố núi

Hệ thống van tim

Van tim chính là những lá mỏng, mềm dẻo được hình thành từ mô liên kết được bao quanh nội tâm mạch. Van tim có vai trò chính là đóng mở nhịp nhàng để quyết định đường lưu thông của máu. Chủ yếu có 4 loại van tim, đó là:

Van nhĩ thất 2 lá

Van nhĩ thất 2 lá là van nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Nhiệm vụ của nó là mở ra để cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ trái đi xuống tới tâm thất trái. Sau đó sẽ đóng lại khi máu tại tâm thất trái đã được bơm vào động mạch chủ. Mục đích của việc đóng mở van này giúp ngăn chặn hiện tượng có màu tràn ngược từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái.

Van nhĩ thất 3 lá

Đây là van nối giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải có nhiệm vụ mở ra để máu chảy một chiều từ tâm nhĩ phải đến lúc đi xuống tâm thất phải. Khi máu từ tâm thất phải được bơm vào động mạch phổi thì sẽ đóng lại van này.

Van động mạch phổi

Van động mạch phổi là van được nối giữa tâm thất phải cùng động mạch phổi. Với cấu tạo gồm 3 lá van nhỏ có hình như tổ chim. Khi van mở, máu sẽ chảy một chiều đi từ tâm thất phải vào động mạch phổi và chảy tới phổi thực hiện trao đổi CO2  và lấy O2.

Van động mạch chủ

Van động mạch chủ là van được nối giữa tâm thất trái và động mạch chủ. Bao gồm 3 lá van thanh mảnh. Khi mở van, máu sẽ chảy một chiều từ tâm thất trái đi tới động mạch chủ. Từ đó, máu đi theo động mạch chủ nuôi cơ thể.

Sợi cơ tim

Cơ tim có 3 loại đó là cơ thất, cơ nhĩ và các sợi cơ mang tính chất kích thích, dẫn truyền đặc biệt. Những tế bào cơ tim chính là những tế bào nhỏ và có vân, chia ra các nhánh kết nối với nhau thành nhiều khối vững chắc. Thành phần chính của tế bào cơ tim là các tơ có chứa các sợi dày và mỏng. Xung quanh các sợi đều có mang nội sinh cơ chất. Đây chính là nơi dự trữ canxi cho cơ thể vhức năng của cơ tim là tự rút và tự co.

Xem thêm:   Lê Thanh Trùng Dương là ai? Tiểu sử ‘trùm cuối’ Tịnh Thất Bồng Lai

Hệ dẫn truyền

Có thể nói hệ thống dẫn truyền tim hết sức phức tạp. Nó bao gồm nhiều tế bào mảnh với khả năng phát nhịp cho toàn bộ trái tim của cơ thể. Đồng thời nó cũng bao gồm nút xoang nhĩ nằm ở cơ tâm nhĩ cũng như chịu sự chi phối của sợi giao cảm và dây X. Nút nhĩ thất nằm ở phía sau bên phải cách liên nhĩ cùng bó His ( bộ nối nhĩ – thất) dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất.

Hệ thần kinh

Tim của con người nhận sự chi phối của hệ thần kinh tự chủ. Cụ thể:

Dây X phải buộc chi phối cho nút xoang nhĩ, đồng thơi dây x trái chi phối cho nút thất – nhĩ. Thần kinh giao cảm tiết ra Norepinephrine làm tăng tần số của nút xoang, tăng tốc độ dẫn truyền đi kèm đó là lực co bóp. Thần kinh phó giao cảm sẽ làm  giảm tần số của nút xoang đồng thời cũng giảm giảm tốc độ truyền qua trung gian Acetylcholin. Có thể thấy tác dụng của 2 hệ thần kinh này trái ngược nhau tuy nhiên nó lại có tác dụng điều hòa cho sự hoạt động của tim được đảm bảo diễn ra bình thường.

Chức năng của tim

Tim có chức năng chính là đi bơm máu đều đặn và đẩy máu theo các động mạch cũng như các dưỡng khí và những chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng hút máu từ tĩnh mạch trở về tim và đưa máu đến phổi để đổi CO2 lấy O2. Hơn nữa quả tim còn góp phần không nhỏ trong việc loại bỏ các chất độc hại.

Những nguyên nhân gây đau tim

Lạm dụng thuốc: Những chất kích thích như cocain, methamphetamine và amphetamine có thể làm thu hẹp động mạch vành, giảm máu ở cơ tim và lên những cơn đau tim. Những cơn đau tim cũng có thể xuất phát từ việc dùng cocain. Đây là một trong số các nguyên nhân gây tử vong đột ngột, đột tử phổ biến nhất đối với người trẻ tuổi vị thành niên.

Thiếu oxy máu : Xuất hiện nhiều trường hợp do suy giảm chức năng của phổi hoặc do bởi ngộ độc khí cacbon monoxit ( khí CO ) mà quả tim nhận được máu và không bị oxy hóa. Điều này sẽ làm cho cơ tim không có oxy để hoạt động cho nên bị tổn thương gây nên nhiều cơn đau tim.

Do thói quen xấu : Một số các thói quen xấu trong sinh hoạt sống hàng ngày có thể gây đau tim đó là : Căng thẳng, stress, vận động quá sức, nghiện thuốc lá…

Xem thêm:   Organic là gì? Lợi ích của việc sử dụng thực phẩm hữu cơ Organic là gì?

Do bệnh lý cơ thể : Những bệnh lý thường gặp như mỡ máu, tắc mạch vành, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây đau tim.

Cần làm gì để có một tim khỏe mạnh

Sau khi đã biết được chức năng cấu tạo của tim cũng như tìm được câu trả lời cho việc tim nằm bên nào? trong cơ thể thì những điều dưới đây sẽ cho bạn biết những lời khuyên cần làm gì để có một trái tim khỏe mạnh.

Tập thể dục

Việc cơ thể chúng ta được rèn luyện thói quen tập thể dục vừa phải với chu kỳ khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/ tuần sẽ giúp trái tim khỏe mạnh hơn. Sau khi đã quen với cường độ luyện tập này, hãy tăng cường độ tập hoặc tăng thời gian tập lên. 

Bên cạnh đó bạn cũng nên có những bài tập vận động nhẹ ngoài giờ như đi  thang bộ hay dạo quanh văn phòng khi nghỉ….Cách thức này sẽ giúp những người béo, thừa cân giảm cân, giảm béo rất nhanh

Bỏ thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên chính là nguyên nhân làm xơ vỡ động mạch vành. Những người nghiện thuốc cai được trên một năm sẽ có nguy cơ lên những cơn đau tim thấp hơn những người nghiện thuốc lâu năm.

Ngủ đủ giấc, đúng khoa học

Theo nhiều nghiên cứu đưa ra, người trẻ tuổi và và người trung niên khi ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày sẽ có ít dấu hiệu mắc bệnh tim hơn những người có giấc ngủ chưa đến 5 tiếng hay quá 9 tiếng trong một ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với thực đơn nhiều rau củ quả, cá,…Đồng thời hạn chế ăn các món có nhiều chất béo, muối, cùng calo. Những yếu tố này đều có thể sẽ gây tăng cholesterol trong cơ thể, làm tăng huyết áp và làm hại cho hệ tim mạch. Nên chọn loại thịt có chứa nhiều nạc, sữa ít béo đồng thời cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ bởi những món này có chứa nhiều muối.

Tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống

Suy nghĩ lạc quan, yêu đời không những tốt đối với tinh thần của bạn mà nó còn có lợi cho hệ tim mạch. Khi căng thẳng hay stress, áp lực trong cuộc sống thì bạn hãy tìm cách thư giãn bằng những bài tập nhẹ nhàng, thoải mái. Có thể chọn những môn mình yêu thích như bơi lội, thiên, yoga,…để luyện tập hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian đi tán gẫu với bạn bè, tâm sự với người thân, gia đình cũng là giải pháp giúp giảm stress hiệu quả.

Hy vọng với bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc “tim nằm ở bên nào ” , có cấu tạo ra sao, chức năng của tim là gì? của bạn. Từ đó hy vọng bạn sẽ có những phương pháp, lối sống lành mạnh để bảo vệ trái tim cũng như sức khỏe của mình khỏe mạnh hơn.