Triết học là gì? 5 vấn đề của triết học là gì?

Bạn đang xem bài viết Triết học là gì? 5 vấn đề của triết học là gì? tại Mas.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Triết học là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu và khám phá ý nghĩa của cuộc sống. Nó không chỉ tìm cách trả lời các câu hỏi về tồn tại và ý nghĩa của chúng ta, mà còn đi sâu vào việc phân tích các giá trị, đạo đức, tri thức, và thậm chí cả nền văn hóa mà chúng ta xây dựng.

Nếu muốn hiểu rõ hơn về triết học, chúng ta cần tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi mà nó đặt ra. Đầu tiên, triết học khám phá sự tồn tại và sự tồn tại chân thật của chúng ta. Nó không chỉ đặt câu hỏi về việc chúng ta là ai và tại sao chúng ta ở đây, mà còn liên quan đến các vấn đề như cơ sở cá nhân của sự tồn tại và mục đích cuộc sống.

Tiếp theo, triết học quan tâm đến vấn đề giá trị và đạo đức. Nó tìm kiếm các nguyên tắc chủ đạo trong đạo đức và xác định cách chúng ta nên hành xử và sống đúng với các giá trị đó. Triết học cũng đặt câu hỏi về tính chắc chắn và độ tin cậy của tri thức, đặc biệt trong thế giới hiện đại đầy thông tin.

Ngoài ra, triết học còn quan tâm đến vai trò của cá nhân trong xã hội và tìm hiểu về các quan hệ xã hội. Nó phân tích những bản chất cơ bản của xã hội, công lý và quyền lợi, và sự tự do và trách nhiệm cá nhân.

Cuối cùng, triết học còn đi sâu vào việc tìm hiểu về bản chất của hiểu biết và sự thay đổi của tri thức. Nó phân tích các khía cạnh của tri thức như khả năng lý luận, biện chứng và logic, và tìm cách khám phá và hình thành tri thức mới.

Với những vấn đề quan trọng này, triết học mang đến một góc nhìn sâu sắc và đan xen giữa các lĩnh vực khác nhau. Nó không chỉ là một hành trình nạp đầu với tri thức, mà còn là một cách tiếp cận sáng tạo để khám phá ý nghĩa đích thực của cuộc sống và tác động của chúng ta đối với thế giới xung quanh.

Nhắc đến triết học người ta sẽ nhớ đến một ngành học đầy sâu sắc, ý nghĩa và vô cùng thú vị. Tuy nhiên đến nay triết học vẫn là một lĩnh vực khó đối với các bạn sinh viên và nhiều người nói chung. Triết học là gì? Bài viết dưới đây của Mas.edu.vn sẽ giải đáp xoay quanh chủ đề này. Cùng tìm hiểu nhé!

Triết học là gì?

Triết học là gì?

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ.

Triết học có tên gọi tiếng Anh là Philosophy, từ này được xuất phát trong tiếng Hy Lạp cổ đại, nghĩa dịch ra “tình yêu đối với sự thông thái”. Các thuật ngữ như là “triết học” hay “triết gia” ra đời là gắn với nhà tư tưởng người Hy Lạp Pythagoras.

Triết học là gì? 5 vấn đề của triết học là gì?

Ngành triết học là gì?

Ngành triết học là một bộ môn nghiên cứu về các vấn đề chung, cơ bản về con người – thế giới quan cũng như vị trí của con người ở trong thế giới quan. Những vấn đề đó có kết nối lại với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ngôn ngữ.

Dựa vào cách mà triết học giải quyết các vấn đề, người ta sẽ phân biệt được nó với những môn khoa học khác. Trong đó, nó đặc biệt thể hiện rõ tính phê phán, các phương pháp tiếp cận vào hệ thống chung nhất, sự phụ thuộc của nó sẽ dựa vào tính duy lý ở việc lập luận.

Triết học là gì?

Ngành triết học cũng là ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn học và nghệ thuật.

Hiện nay, triết học cũng là một ngành khoa học được đào tạo riêng biệt dành cho sinh viên. Triết học cũng là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên trong trường Đại học – Cao đẳng.

Triết học Mác – Lenin là gì?

Triết học Mác – Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Nó là khoa học về những quy luật phổ biến chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Xem thêm:   Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây dễ và nhanh nhất

Trong Triết học Mác – Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất.

Triết học là gì?

Triết học ra đời khi nào? Nguồn gốc của triết học là gì?

Theo ghi chép của lịch sử, triết học ra đời từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN. Triết học xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây, tại các quốc gia văn minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia), mang nghĩa là “love of wisdom” (tình yêu đối với sự thông thái) bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Triết học là gì?

Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng; là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshanas”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Nó mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi là vấn đề cơ bản bởi vì dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy; giữa vật chất và ý thức. Cụ thể là hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn:

  • Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào? Cái nào quyết định cái nào?
  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh không?

Triết học là gì?

Các vấn đề của triết học là gì?

Đối với triết học, bản chất của nó là đưa ra những câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Những vấn đề đấy bao gồm:

  • Vấn đề về bản thể: Vật chất và ý thức là gì? Vật chất và ý thức có mối quan hệ như thế nào?
  • Vấn đề về chân lý: Làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Một phát biểu khi nói ra, làm sao để biết là đúng hay là sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
  • Vấn đề về nhận thức: Quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào? Có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
  • Vấn đề về đạo đức: Thế nào là “tốt”, thế nào là “xấu” (hoặc thế nào là “giá trị”, thế nào là “phi giá trị”)? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
  • Vấn đề về thẩm mỹ: Đẹp là gì? Xấu là gì? Nghệ thuật là gì?

Triết học là gì?

Trong thời kỳ của triết học Hy Lạp cổ đại, 5 vấn đề trên tương ứng với lại 5 nhánh của triết học là Siêu hình học – logic – nhận thức luận – luân lý học – mỹ học. Nhưng đối tượng của triết học thì được mở rộng hơn đến vấn đề của chính trị học – vật lý học – địa chất học – sinh học – khí tượng học – thiên văn học.

Từ thời Socrates, tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp bắt đầu phát triển theo hướng phân tích. Có nghĩa là đã có sự phân chia về vật thể thành những thành phần nhỏ để nghiên cứu. Với tư tưởng của triết học cổ Hy Lạp, hiện vẫn được xem là cơ sở của triết học phương Tây.

Triết học là gì?

Các học thuyết triết học là gì?

Các học thuyết triết học bao gồm:

Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất. Về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.

Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật. Cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

Xem thêm:   Hà Trí Quang là ai? Tiểu sử diễn viên Hà Trí Quang

Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

  • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau); coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan, mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như “tinh thần tuyệt đối”, “lý tính thế giới”,…

Chủ nghĩa hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với chủ nghĩa lý tưởng của thế kỷ 18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những khái niệm trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như “con người” thực sự tồn tại.

Chủ nghĩa duy danh

Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh cho rằng những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ. Chúng biểu thị cho những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định,…

Chủ nghĩa duy lý

Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.

Chủ nghĩa kinh nghiệm

Chủ nghĩa kinh nghiệm là một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.

Chủ nghĩa hoài nghi

Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được “bất kì” một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ “vẻ bề ngoài”.

Chủ nghĩa hoài nghi hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài nghi, mà là việc sử dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt, là sự bình an của tâm hồn, hay là ataraxia. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật.

Chủ nghĩa lý tưởng

Chủ nghĩa lý tưởng là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (Transcendental Idealism); Chủ nghĩa lý tưởng Đức; Chủ nghĩa hiện tượng lục địa (Continental phenomenology).

Chủ nghĩa thực dụng

Vào cuối thế kỷ 19, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đã đồng sáng lập ra học thuyết “chủ nghĩa thực dụng” (pragmatism). Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả.

Hiện tượng học và thuyên thích học

Trong phần thứ hai của tác phẩm hai tập của Edmund Husserl, cuốn Logical Investigations (Nghiên cứu về lý luận), ông phát triển một kĩ thuật về mô tả hiện tượng học. Với mục đích chứng minh rằng các đánh giá khách quan thật sự là dựa trên kinh nghiệm nhận thức.

Tuy không dựa trên kinh nghiệm ban đầu của mỗi cá nhân, nhưng dựa vào các bản chất quan trọng đối với bất kì kinh nghiệm cùng loại đang được xét đến.

Chủ nghĩa hiện sinh

Những triết gia của thế kỉ 19 như là Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh. Kierkegaard cho rằng “sự thật là chủ quan”; biện luận rằng điều quan trọng nhất đối với một người thực sự là những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ cá nhân bên trong người đó với sự tồn tại.

Triết học phân tích

Vào năm 1921, Ludwig Wittgenstein xuất bản cuốn sách Tractatus Logico-Philosophicus, đưa ra một hệ thống logic vững chắc về các vấn đề của ngôn ngữ và triết học. Vào thời gian đó, ông đã hiểu rằng đa số các vấn đề của triết học chỉ là những bài toán đố của ngôn ngữ, mà có thể giải thích được dễ dàng bởi các suy nghĩ rõ ràng.

Triết học là gì?

Vai trò của triết học là gì?

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học. Triết học có nhiều chức năng, nhưng quan trọng nhất chính là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Xem thêm:   Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Nguyên nhân là gì?

Thế giới quan: Thế giới quan có vai trò quan trọng đối với đời sống mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng. Nó giúp con người nhận thức đúng được sự vật, sự việc. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định.

Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh.

Thế giới quan cũng giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.

Phương pháp luận: Phương pháp luận là hệ thống những quy tắc được rút ra từ quy luật thế giới khách quan. Phương pháp luận chính là cơ sở vô cùng quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học.

Việc hoàn thiện phương pháp luận sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra những cách tiếp cận mới trong những lĩnh vực mới. Từ đó xác định được hướng đi đúng đắn, giúp nâng cấp và cải cách thế giới.

Phương pháp luận được chia làm 3 cấp bậc chính:

  • Phương pháp luận ngành: được sử dụng cho những ngành khoa học cụ thể (sinh học, vật lý, hóa học,…).
  • Phương pháp luận chung: được sử dụng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có chung đối tượng nghiên cứu.
  • Phương pháp luận chung nhất: dùng để khái quát các nguyên tắc, quan điểm chung nhất. Phương pháp luận này chính là cơ sở để xác định các phương pháp luận ngành, chung và các hoạt động thực tiễn.

Triết học là gì?

Vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề muôn thuở, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Triết học giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế giới quan.

Nhờ vào triết học, con người còn có khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết cho vấn đề đang gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa. Dù là trong quá khứ hay ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

Triết học là gì?

Bài viết trên của Mas.edu.vn đã giải đáp những thông tin liên quan đến chủ đề Triết học là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triết học và học tập tốt bộ môn này. Chúc bạn thành công!

Trích dẫn từ các nguồn tham khảo và quan điểm của các triết gia nổi tiếng, nhận định và phân tích trên, có thể rút ra một kết luận cho chủ đề “Triết học là gì?”.

Triết học, trong thiết thực và rộng hơn, là một lĩnh vực nghiên cứu của con người với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá cách thức cuộc sống và thế giới hoạt động. Các triết gia điều tra và đặt ra câu hỏi về danh tiếng, giá trị, tồn tại và ý nghĩa của cuộc sống, cũng như tìm kiếm những câu trả lời cụ thể trong các vấn đề đạo đức, triết lý và các lĩnh vực khác trong đời sống.

Tuy nhiên, xét về nội dung và phạm vi của triết học, có thể xác định 5 vấn đề chính của nó:

1. Ontology (Ong luận): Vấn đề này tìm hiểu về sự tồn tại của thế giới và các hiện tượng trong nó. Triết gia quan tâm đến việc hình thành và tồn tại của vật chất, ý thức, không gian và thời gian.

2. Epistemology (Học biết): Vấn đề này nghiên cứu về quan hệ giữa kiến thức và hiểu biết. Triết gia quan tâm đến cách con người tiếp nhận, xây dựng và kiểm chứng kiến thức.

3. Ethics (Đạo đức): Vấn đề này tìm hiểu về giá trị, đúng sai và hành vi đạo đức của con người. Triết gia đặt ra câu hỏi về cách con người nên hành xử và đưa ra các nguyên tắc đạo đức để hướng dẫn sự hành động.

4. Aesthetics (Mỹ học): Vấn đề này tập trung vào mỹ thuật, thẩm mỹ và sự đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống. Triết gia quan tâm đến vấn đề cảm nhận và đánh giá của con người về cái đẹp.

5. Metaphysics (Siêu hình học): Vấn đề này điều tra sự tồn tại của các thực thể trừu tượng và các hiện tượng vượt ngoài thế giới vật chất. Triết gia quan tâm đến các vấn đề như tồn tại của ý thức, bản chất của thực tại và vấn đề về linh hồn.

Nhìn chung, triết học là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và đa dạng, tìm cách khám phá và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra về cuộc sống và thế giới xung quanh chúng ta. Tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong lĩnh vực này có thể mang lại sự hiểu biết sâu sắc và tri thức cho con người.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Triết học là gì? 5 vấn đề của triết học là gì? tại Mas.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

Các từ khoá liên quan đến chủ đề triết học là:

1. Triết học
2. Định nghĩa triết học
3. Triết gia
4. Triết lý
5. Triết học cổ điển
6. Triết học hiện đại
7. Triết học phương Tây
8. Triết học Đông phương
9. Triết học Đức làm
10. Triết học tự nhiên
11. Triết học nhân văn
12. Triết học xã hội
13. Triết học chính trị
14. Triết học tâm linh
15. Triết học khoa học

5 vấn đề của triết học là:

1. Vấn đề bản chất của hiện thực
2. Vấn đề về sự tồn tại của thế giới và con người
3. Vấn đề về tri thức và sự hiểu biết
4. Vấn đề về đạo đức và giá trị
5. Vấn đề về tự do và trách nhiệm.