Sự thật là lòng tự tôn, lòng tự ái, sự đồng cảm, lòng tự trọng hay tất cả những từ gì chỉ về bản thân khác thực sự đều là những phẩm chất tuyệt vời và độc đáo cần được thấm nhuần. Tuy nhiên, khái niệm quan trọng nhất của tất cả chúng cần phải giải thích là giá trị bản thân là gì?

Định nghĩa Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân được định nghĩa là những thứ mà bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình cũng như đem đến thành công cho những công việc mà bạn làm hằng ngày. Khi những việc bạn đã và đang làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị bản thân của mình, cuộc sống dường như trở nên vui vẻ hơn và công việc đã không còn là gánh nặng.

Ngược lại, khi công việc của bạn đang làm đi ngược lại các giá trị bản thân thì cảm thấy có điều gì đó không ổn. Do đó mà chắc chắn, công việc của bạn sẽ không được thành công như mong muốn.

Điều lý tưởng khi những ưu tiên trong cuộc sống của chính bạn được xác định dựa trên những giá trị bản thân. Ví dụ: bản thân bạn là người chăm chỉ, yêu công việc và nghề nghiệp mà bạn đang làm đòi hỏi phải dành trên 8 tiếng hoặc hơn làm việc tại văn phòng.

Bạn sẽ không còn cảm thấy phiền mà lại rất vui vẻ tận hưởng công việc của mình. Chúc mừng bởi vì giá trị bản thân và ưu tiên trong cuộc sống của bạn đang hoàn toàn hòa hợp với nhau.

Giá trị thực sự của bạn không được hiểu rõ qua đánh giá của con mắt người khác

Giá trị thật sự của một nhân viên không chỉ giới hạn nằm ở chức vụ của họ đang làm. Bạn cần phải suy nghĩ rộng hơn những thứ được miêu tả trên tờ danh thiếp của mình. Bạn gặp nhiều khó khăn trong thăng tiến sự nghiệp và tăng thu nhập nếu bạn không có những suy nghĩ theo hướng này. Tạo ra nhiều giá trị cho công việc của bạn và hoàn toàn tách biệt với việc đang giữ vị trí gì. Một cách rõ ràng hơn là bạn không chỉ nên hoàn thành nhiệm vụ hiện tại của bản thân mình mà cần nỗ lực để làm được nhiều hơn thế nữa.

Nếu buộc phải đặt bản thân với một chức danh nào đó, bạn sẽ lựa chọn cái nào? Người huấn luyện chuyên gia bán hàng, cố vấn, nhà đầu tư bất động sản hay chỉ là một kẻ cuồng tiền? Bạn có hàng trăm cách để miêu tả người khác, nhưng lại không thể đóng khung người khác với vài từ, vài lời nói hay một chức danh nào đó.

Bạn có giá trị với nhiều người, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khi bạn tập trung vào việc sẽ tạo ra giá trị đích thực chứ không phải chỉ là góp vai trò. Thay vì nghĩ về bản thân với công việc: lập trình viên, luật sư, người bán hàng, thiết kế…, bạn hãy nghĩ về mình như một ‘doanh nhân’ tạo ra những giá trị có ích được trao đổi giữa các nhóm người.

Xem thêm:   Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Phải mất một khoảng thời gian dài để học cách làm thế nào để không đánh giá giá trị bản thân mình thông qua con mắt của người khác, nhưng nếu bạn làm được điều này thì đó là một chiến thắng lớn.

Chúng ta có mặt trên thế giới này để khám phá cuộc sống của mình, và chúng ta sẽ không bao giờ có được thành công công hay hạnh phúc nếu đang cố gắng sống cuộc sống của người khác.

Vì vậy, đừng quá lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Những gì họ nghĩ hay đánh giá về bạn không quan trọng. Điều quan trọng là chính bạn cảm nhận về bản thân mình như thế nào.

Các yếu tố chính để xác định giá trị bản thân

Có nhiều thứ khác có thể ức chế cách một người có thể nhận ra giá trị bản thân của họ. Đối với một số người, thì đó có thể là chấn thương thời thơ ấu như điểm thấp hoặc thậm chí là bắt nạt, bạo lực học đường.

Sau đây là những cách phổ biến hơn mà mọi người có thể đo lường giá trị bản thân của chính mình.

Lĩnh vực liên lạc của bản thân

Nhiều người đang tự nhận thức hoặc bị đánh giá bởi những người thân, bạn bè, người quen biết, gần gũi xung quanh họ.

Cảm xúc và thể chất

Chúng ta nhìn thấy bản thân mình vượt qua các phán xét chỉ bằng cách liên quan đến những người hướng ngoại như cách họ mặc gì, nói như thế nào hay xã hội đang cảm thấy thế nào về họ.

Nghề nghiệp/ Kỹ năng

Một thước đo khác mà mọi người thường hay sử dụng để đo lường giá trị bản thân là nghề nghiệp. Một người nào đó có thể mang nghĩa là một người phục vụ và thân thiện với bác sĩ. Ví dụ khi họ cảm thấy sau này thành công hơn so với trước đây. 

Các lựa chọn nghề nghiệp thường giúp bổ sung tầm quan trọng tích cực hoặc tiêu cực cho cuộc đời con người.

Sở hữu tài sản

Đây chính là một yếu tố phổ biến được sử dụng để bạn có thể đo lường giá trị bản thân. Đây có thể là bất cứ thứ gì, từ lượng tiền thu nhập bạn kiếm được mỗi tháng cho đến loại và số lượng xe, nha bạn đang sở hữu, thường là tài sản vật chất.

Xây dựng giá trị bản thân

Giá trị bản thân tự nó đã sẵn có ở trong bạn, chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định được các giá trị, bạn cần biết điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân. Một cách dễ dàng để làm những việc này là nhìn lại các trải nghiệm đã xảy ra trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và muốn khoe ra cho mọi người khi thực hiện? 

Có thể bạn sẽ không để ý đến, nhưng luôn có những việc mà bạn làm, dù chỉ là rất nhỏ nhưng lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Hãy liệt kê những trải nghiệm đó ra giấy và xác định xem những yếu tố cốt lõi nào đã đóng góp tạo nên sự thành công đó. 

Ví dụ: Bạn vừa tổ chức một chương trình truyền thông tuyệt vời. Theo bạn, yếu tố chính mà dẫn đến sự thành công của chương trình chính là do câu slogan hấp dẫn hay trang Fanpage với nhiều nội dung, hình ảnh sáng tạo, mới mẻ, đặc sắc. 

Để làm được những điều này, hẳn nhiên, bạn cần phải có một cái đầu luôn luôn bùng nổ với các ý tưởng cũng như một trái tim nhiệt thành luôn dành hết tâm trí cho công việc. Đó chính là 2 giá trị bản thân của bạn: óc sáng tạo và nhiệt huyết.

Xem thêm:   Dương Mịch là ai? Sự nghiệp hào nhoáng của nữ diễn viên 8x

Với cách làm này, bạn có thể khám phá ra nhiều giá trị đem đến hiệu quả cho công việc của mình. Bước cuối cùng, hãy cần cẩn thận suy xét và “tuyển chọn” những giá trị cao nhất. Đây cũng có lẽ là công việc khó khăn và quan trọng nhất. 

Khó khăn là vì bạn cần phải nhìn sâu vào chính bản thân mình. Điều quan trọng là vì chính những giá trị mà bạn đang cho là quý giá nhất của bản thân sẽ làm nên sự khác biệt cho mình. Sau khi đã xác định được tất cả các giá trị “đắt” nhất của bản thân, bạn sẽ không ngừng xây dựng và bồi đắp các giá trị này để nó ngày càng phát triển. 

Nếu như khi đang tìm kiếm việc làm, nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt niềm tin vào các ứng viên có những giá trị phục vụ cho một cách công việc vượt trội hơn những ứng viên khác thì trong khi đang làm việc, những giá trị nổi trội của bạn sẽ giúp đạt được hiệu quả trong công việc cũng như mở rộng con đường thăng tiến.

5 việc nâng cao giá trị bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống

Đọc sách

Thế giới này rộng lớn đến mức mà bạn không thể khám phá hết, nhưng bạn có thể đọc cũng như tìm hiểu nó thông qua thế giới trong sách.

Tỷ phú Charlie Munger người đang nắm giữ chức phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway (Mỹ) từng nói: “Tôi đã gặp qua nhiều người thông minh và thành đạt ở nhiều lĩnh vực. Họ đều giống nhau một điểm: Ngày nào cũng đọc sách”.

Cải thiện sức khỏe thể chất

Mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc Zhihu có câu hỏi: “Thứ đắt nhất mà bạn từng mua là gì?”. Câu trả lời khiến cho nhiều người tâm đắc nhất là: “Đó là sức khỏe, bởi vì bệnh tật lúc nào cũng có thể khiến cho gia đình tán gia bại sản”.

Trong cuộc phỏng vấn về sức khỏe bản thân, tỷ phú Mỹ Warren Buffett nói: “Nếu tôi tặng cho bạn một chiếc xe và đó là chiếc duy nhất trong cuộc đời, bạn sẽ chăm sóc nó tốt nhất có thể. Cho dù hỏng hóc nào xảy ra, bạn cũng sẽ nhanh chóng sửa chữa. Điều này đúng với bộ não và cơ thể của chúng ta. Đừng đợi đến tuổi 50 mới bắt đầu lo cho nó, bởi đến lúc đó rệu dão lắm rồi”.

Kỷ luật duy trì thói quen tốt của bản thân

Kỹ sư Matt Cutts của người khổng lồ Google từng chia sẻ câu chuyện ông đã 30 ngày thử thách bản thân. Ông tự đưa ra quy định mỗi ngày phải hoàn thành 4 nhiệm vụ: Đi bộ 10.000 bước, đạp xe đi làm, chụp ảnh và viết tự truyện, đồng thời cũng từ bỏ 4 thói quen xem tivi, dùng Twitter, ăn đồ ngọt và uống cà phê. 

Ba mươi ngày sau, Matt Cutts đã giảm cân thành công mà thấy tinh thần phấn chấn hơn để bắt tay thực hiện vào những dự án mới.

“Sau thử thách, tôi phải cảm ơn bản thân sau 30 ngày đã duy trì thói quen lành mạnh đó”, Matt Cutts vui vẻ nói.

Aristoteles – Nhà triết học Hy Lạp cổ đại nói: “Cuộc sống của mỗi chúng ta là tổng hòa của vô số thói quen”. Beethoven cũng đã từng chia sẻ: “Giọt nước có thể làm mòn cả một tảng đá, không phải vì giọt nước có sức mạnh lớn, mà do nước đã chảy liên tục ngày đêm. Do đó có thể khẳng định, không nhích từng bước thì sẽ không bao giờ có thể đi xa ngàn dặm”.

Tận dụng thời gian tối ưu

Trên đời này, thứ công bằng duy nhất là thời gian bởi vì một ngày của mọi người đều dài 24 tiếng đồng như nhau. Nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein từng nói: “Sự khác biệt giữa mọi người chính là ở cách họ sử dụng thời gian rảnh rỗi. Thời gian sẽ sinh ra người tài năng, người lười biếng, kẻ nghiện rượu hay cờ bạc”.

Xem thêm:   Son Black Rouge A12 là màu gì? Review son Black Rouge A12

Đừng bao giờ lãng phí thời gian sống mông lung. Khi làm cho thời gian của mình có ý nghĩa, cuộc sống cũng nhờ đó trở nên ý nghĩa. Cách bạn đang sử dụng thời gian quyết định bản thân sẽ sống thế nào.

Tăng giá trị mối quan hệ xã hội của bản thân

Người thành công là những người thường có quan hệ xã hội tốt. Mối liên hệ giữa con người với con người, về bản chất chính là sự trao đổi giá trị. Mở rộng quan hệ xã hội không phải là bạn biết thêm bao người, mà là có bao nhiêu người biết tới bạn. 

Khi bản thân không có giá trị, thì việc bạn biết bao nhiêu người cũng không có giá trị gì cả.

Giá trị bản thân tạo nên nhiều sự khác biệt

Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm riêng biệt tuyệt vời. Đà điểu tuy không bay được nhưng rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao, bay xa săn bắt mồi. Không có ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay lượn hay huấn luyện đại bàng dùng để chạy nhanh cả. 

Vì vậy, bạn cần phải biết rõ các giá trị bản thân của mình và lựa chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Trên thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kỹ năng và yêu thích công việc của bản thân mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong các lĩnh vực đó.

Mặc khác, việc tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình tạo rã  sẽ giúp định hướng nghề nghiệp và dẫn đường đến thành công. Một ví dụ điển hình cho việc bạn can đảm theo đuổi giá trị bản thân đến cùng chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra điện thoại iphone, máy tính Macbook. 

Cho dù chán ghét việc học tập ở môi trường đại học nhưng chàng Steve Jobs lại có một niềm đam mê đặc biệt mãnh liệt với các kiểu chữ. Chính niềm say mê này đã khiến cho ông theo học một khóa luyện viết chữ đẹp. 

Tại đây, Jobs đã học hỏi mọi thứ tất cả về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí tự khác nhau và cả về kỹ thuật in. 10 năm sau, Ông đã cho ra đời chiếc máy tính Mac đầu tiên với một đặc điểm chưa từng có trước đây: người dùng có thể tùy chọn các kiểu font chữ khác nhau với nhiều lại phong phú và nhìn thấy nhiều kiểu chữ hiển thị ngay trên màn hình chứ không cần phải đợi cho đến khi in ra trên giấy. 

Khi tham gia vào các khóa học viết chữ đẹp này, chắc hẳn Steve Jobs không hề nghĩ đến việc một ngày mình sẽ làm thay đổi cả thế giới như thế nào.

Ý nghĩa của việc cần phải trân trọng giá trị bản thân

Một trong những điều cần thiết nhất mà chúng ta cần phải làm, đó là nhận ra giá trị bản thân của mình trong cuộc đời. Giá trị bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại trong mỗi con người, là nội lực riêng bên trong. Chính điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người trong thế giới hơn 7 tỉ người này. 

Ai cũng có ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mà mỗi người lại có giá trị khác nhau, cho nên không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi mọi sự so sánh là khập khiễng. Đồng thời, giá trị bản thân không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến đối tượng tập thể, là những gì mà con người đang cống hiến, mang lại lợi ích cho xã hội. 

Điều mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị bản thân cho người đó. Giá trị bản thân là gì? Ai sinh ra trên đời cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, bởi vậy mà bạn không nên tự ti khi bản thân mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay những mặt khác. 

Điều quan trọng là bạn  biết được điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu để hạn chế, khắc phục. Có như vậy thì sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.