Nhân sinh quan không đơn giản chỉ là một thuật ngữ liên quan đến phạm trù triết học, tôn giáo và tín ngưỡng. Nhân sinh quan còn có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của con người và tư tưởng của xã hội. Nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan người Việt có gì tương đồng hay đối lập với nhân sinh quan Phật giáo? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhân Sinh Quan Là Gì?

Nhân sinh quan được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong từ điển Tiếng Việt, nhân sinh quan là những quan niệm về cuộc đời tạo thành một hệ thống bao gồm lẽ sống, lý tưởng, đức tin, ….

Nhân sinh quan có thể được xem là một vấn đề quan trọng trong mỗi con người. Đây là toàn bộ những kinh nghiệm sống, nhận thức, quan niệm và tư tưởng chủ đạo hình thành nên mục tiêu và hành vi của của con người. Bên cạnh đó, nhân sinh quan còn là gốc gác của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động của con người trong đời sống. Cũng có thể hiểu đây là cách người ta nhìn cuộc đời mình hay cái Đạo làm người của người đó. 

Nhân sinh quan là gì?

Nét Đặc Trưng Nhân Sinh Quan Người Việt

Đối với người Việt Nam, nhân sinh quan có một số đặc trưng cơ bản như sau: 

Thứ nhất, nhân sinh quan người Việt thường gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc. Các triết lý nhân sinh, truyền thống của người Việt là câu trả lời cho những vấn nạn mà người Việt gặp phải từ những trang sử vẻ vang của dân tộc đến ngày nay trên con đường dựng nước và giữ nước, chống ngoại xâm của họ. Phải kể đến tinh thần yêu nước quý báu của người Việt, sẵn sàng trỗi dậy một cách mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc “gọi tên”. Yêu nước từ lâu đã trở thành triết lý nhân sinh tiêu biểu của người Việt. 

Truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam

Thứ hai, nhân sinh quan người Việt luôn có mối liên hệ với các điều kiện sinh tồn của họ. Đó là nông nghiệp – lúa nước. Đó là nông thôn – thiết chế làng xã. Và đó là con người – nông dân. Tất cả được thể hiện theo một hệ thống hoàn chỉnh trên mọi mặt của các mối quan hệ. Từ lao động – sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội đến gia đình, dòng tộc, họ hàng, … Chính vì cuộc sống của người Việt Nam luôn phụ thuộc vào các yếu tố “thuần nông” nên người ở đây có xu hướng sống hài hòa, yêu quý, tôn trọng và sùng bái thiên nhiên. Lối sống “hòa mình làm một” với thiên nhiên trở thành một triết lý sống rất đặc trưng của người Việt. 

Xem thêm:   CFS là gì? 3 ý nghĩa của CFS trong Logistics

Thứ ba, nhân sinh quan người Việt là sự hấp thụ tinh hoa các triết lý nhân sinh của nhiều tộc người khác nhau. Là sự đan xen của nhiều nền văn hóa, phong tục nhưng cốt lõi vẫn là văn hóa Việt/Kinh. Tuy bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa xung quanh nhưng nhân sinh quan người Việt không hề phá vỡ diện mạo riêng biệt vốn có của nó. Ngược lại, nét văn hóa của người Kinh lại được thẩm thấu và lan tỏa rộng rãi cho cộng đồng các dân tộc ít người, làm cho văn hóa Việt đa dạng trong tính thống nhất. 

Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Kinh

Thứ tư, nhân sinh quan người Việt thường được thể hiện qua hai dòng văn hóa đó là văn hóa dân gian (Folklore) và văn hóa bác học hàn lâm (Academic). Hai dòng văn hóa này đan xen vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo nên một nhân sinh quan mang bản sắc riêng của người Việt. 

Thứ năm, thái độ trọng nghĩa – tình là một trong những truyền thống của văn hóa Việt Nam. Điều này được phản ánh mạnh mẽ trong nhân sinh quan người Việt. Trong cách ứng xử hàng ngày, người Việt luôn đề cao triết lý về nhân nghĩa, thuỷ chung. Tính nhân nghĩa, thủy chung được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn, …

Tính nhân nghĩa, thủy chung của người Việt Nam

Thứ sáu, nhân sinh quan người Việt là sự chịu ảnh hưởng và tiếp thu từ các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Dù là tích cực hay tiêu cực thì nhiều yếu tố trong nhân sinh của người Việt như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo là xuất phát và ảnh hưởng bởi hệ thống học thuyết của hai nền văn minh đó.

Nhân Sinh Quan Phật Giáo

Khái niệm nhân sinh quan Phật giáo

Sự ra đời và phát triển của Phật giáo là dựa trên cơ sở tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề tư tưởng văn hóa Ấn Độ cổ đại. Nhân sinh quan Phật giáo cũng hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở đó. Đồng thời, nhân sinh quan Phật giáo còn xuất phát từ lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người trước nỗi khổ trầm luân.

Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống các quan niệm về nguồn gốc, bản chất cũng như sự hình thành con người. Nó chi phối và định hướng mục tiêu, thái độ sống và giá trị sống của con người. Nhưng xét cho cùng thì mục đích chính của Phật giáo vẫn là giải thoát con người khỏi kiếp khổ trầm luân. 

Xem thêm:   B Ray là ai? Nam rapper có lượng antifan khủng
Nhân sinh quan Phật giáo là gì?

Nếu xét dưới góc độ giải thoát con người, triết lý nhân sinh lại chính là giá trị cơ bản của hệ thống giáo lý nhà Phật. Đức Phật đã nhìn rõ được sự đau khổ của con người, sự vô thường của đời người. Ngài muốn giúp cho con người nhận biết và giải thoát nỗi khổ đó. Tuy nhiên muốn thoát được cái khổ thì con người phải tự thân vận động, phải tự tu tâm nơi chính mình chứ không nên phụ thuộc vào bất cứ ai hay cầu mong họ đến cứu rỗi cuộc đời mình.

Nội dung cơ bản trong nhân sinh quan Phật giáo

Xét dưới góc độ đời sống của con người, nhân sinh quan Phật giáo tập trung vào 2 vấn đề cơ bản. Đó là sự khổ đau và sự giải thoát khỏi nỗi khổ đau. Khổ ở đây là sự luân hồi – sự tất yếu. Con người cần hiểu và thực tập về sự “không diệt – không sinh” trong đời người để hiểu được những điều này. Triết lý nhân sinh Phật giáo do thế giới quan chi phối và cũng là bắt nguồn từ thế giới quan. Mặt khác đứng ở vị trí là một hình thái ý thức xã hội, nhân sinh quan Phật giáo cũng chịu bị tác động bởi tính tồn tại xã hội và của các hình thức xã hội khác. Có thể hiểu nhân sinh quan Phật giáo luôn có sự biến động, không còn giữ nguyên trạng thái nguyên thủy nữa là do những tác động trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. 

Nhân sinh quan Phật giáo xét dưới góc độ đời sống con người

Về con người

Theo quan niệm Phật giáo thì con người sẽ được cấu tạo từ các yếu tố thể hiện trong thuyết Danh sắc và thuyết Lục đại. Phật giáo thường sẽ tập trung vào học thuyết về cấu tạo con người, sự xuất hiện và sự tái sinh. 

  • Thuyết Danh sắc: 2 yếu tố cấu tạo nên con người là tinh thần và vật chất
  • Thuyết Lục đại: Đại – Thủy – Hỏa – Phong – Không – Thức là 6 yếu tố cấu tạo nên con người. Trong 6 yếu tố trên có 5 yếu tố đầu thuộc về vật chất. Đó là Đại – Thủy – Hỏa – Phong – Không. Và yếu tố còn lại thuộc về yếu tố tinh thần. Đó là yếu tố Thức. So với thuyết Danh sắc thì thuyết Lục đại xét cấu tạo con người thiên về vật chất hơn. Còn thuyết Danh sắc, có thể nói là thuyết cân bằng, hài hòa cả hai lĩnh vực tinh thần và vật chất.

    Không diệt Không sinh – Đừng sợ hãi

Về đời sống của con người

Triết học Phật giáo cho rằng mọi sự mất đi ở chỗ này là để sinh ra từ chỗ khác. Điều này có nghĩa là không có thứ gì thật sự mất đi cả. Chỉ là nó được biểu hiện sang một hình thái mới, ở một thời điểm thích hợp. Khi ta nghĩ nó mất đi vì ta không thể nhìn thấy thì điều đó không đúng. Nó chỉ là chưa biểu hiện ra mà thôi. Và để giải thoát con người khỏi nghiệp nhân quả, luân hồi sinh tử, thì Đức Phật đã nêu ra Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.

  • Tứ diệu đế: có nghĩa là 4 chân lý giải thoát tuyệt diệu. Đây là 4 chân lý thiêng liêng mà con người đều phải nhận thức được. Đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
  • Thập nhị nhân duyên: đây là phép tu hành của Duyên giác thừa. Phép này quán sát tất cả các sự vật, cho đến luân hồi. Chỉ ra tất cả đều do nhân duyên mà phát khởi. Nhân duyên tụ họp đủ đầy thì gọi là sanh. Nhân duyên tan biến thì gọi là diệt. Và sự thật thì vốn không có cái gì sinh ra cũng không có cái gì là diệt cả.

Ảnh Hưởng Của Nhân Sinh Quan Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Người Việt Nam

Nhân sinh quan ảnh Phật giáo hưởng đến đạo đức

Tính đến nay, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam đã được hơn 20 thế kỷ. Có thể nói, triết lý nhân sinh của Phật giáo đã thấm nhuần vào tinh thần của người Việt ta. Và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với nhân sinh quan của chúng ta. 

Hay nói cách khác, Phật giáo đã trở thành một quy chuẩn tạo nên đạo đức của con người. Và là sự hình thành nhân cách của người Việt Nam. Phật giáo góp phần giúp con người trở nên hòa nhã, sống giản dị, hướng thiện, biết cảm thông cho nỗi khổ của người khác, bao dung, vị tha, … Đồng thời lên án cái xấu và ngăn chặn sự suy thoái đạo đức.  

Ảnh hưởng của nhân sinh quan đến đạo đức con người

Nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống

Trong 10 điều Tâm niệm Phật đã dạy rằng: “Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đền đáp là thi ân có mưu tính”. Quan điểm này đã và đang được con người coi trọng và thực hành. Người Việt Nam xem đó là “kim chỉ nam” cho mọi hành vi. Và cũng có thể xem đây truyền thống trọng nghĩa – tình của dân tộc ta.

Nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa

Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, Phật giáo là một “món ăn” tinh thần. Và luôn có một vị trí nhất định với đời sống tinh thần của con người Việt. Điều đó biểu hiện rõ nhất trên các lĩnh vực như: đạo đức, lối sống, văn hóa, … Trong đó, đạo đức được ảnh hưởng bởi nhân sinh quan Phật giáo có thể nói là nổi trội nhất. Do có nhiều điểm tương đồng với truyền thống sẵn có của dân tộc nên nhân sinh quan Phật giáo được người Việt Nam tiếp nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. 

Ảnh hưởng của nhân sinh quan đến văn hóa

Qua bài viết này bạn đã hiểu nhân sinh quan là gì chưa? Và đâu là điểm tương đồng giữa nhân sinh quan người Việt và nhân sinh quan Phật giáo? Chúng tôi mong rằng bài viết có thể cung cấp đến bạn đọc hiểu hơn về những khái niệm nghe có vẻ trừu tượng này. Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp ích cho các bạn trong học tập, nghiên cứu và vận dụng thực tế. 

Xem thêm:   Soạn bài Văn bản chi tiết từ A-Z trong SGK Ngữ văn 10