Hình ảnh những zombie ăn thịt người đã trở thành một trong những hiện tượng thịnh hành nhất trong các chương trình truyền hình và điện ảnh hiện nay, xuất hiện trong các bộ phim như “World War Z” và trong loạt phim AMC “The Walking Dead”.

Hầu hết những người tin vào khoa học đều nghi ngờ liệu zombie có thật không, nhưng một số chuyên gia y tế và tạp chí học thuật có uy tín đã đưa ra bằng chứng cho thấy trên thực tế, zombie có thật. Nhưng trước hết, chúng ta cần biết zombie là gì.

Zombie là gì?

Từ “zombie” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1810, trong cuốn sách History of Brazil của nhà sử học Robert Southey. Tuy nhiên, không giống như cách hiểu hiện đại: ăn thịt và não của con người; zombi Southey được dùng để chỉ một vị thần Tây Phi.

Sau này, văn hóa Haiti Voodoo đã lưu truyền những mô tả đầu tiên về Zombie – một sinh vật có hình dáng như con người, nhưng không có nhận thức, trí thông minh hay linh hồn.

Trong văn hóa đại chúng và văn hóa dân gian, zombie thường được miêu tả là những xác chết được tái sinh với cảm giác thèm ăn đói khát, một số thì ăn thịt người. Còn trong phim và truyền hình, chúng thường được đặt trong bối cảnh “vi rút zombie” lây lan khắp nơi thông qua vết cắn hoặc vết xước.

Đặc điểm của Zombie

Liệt kê dưới đây là một số đặc điểm phổ biến của zombie, được mô tả trong văn hóa đại chúng:

  • Thể chất mạnh mẽ
  • Vẫn di chuyển được dù đã chết
  • Ăn thịt hoặc não người
  • Nhiệm vụ duy nhất là ăn
  • Không thể giao tiếp
  • Không biểu hiện cảm xúc
  • Trạng thái đang thối rữa hoặc thối rửa

Đôi nét về nguồn gốc của Zombie

Nền văn hóa Haiti vào thế kỷ 17 là thời điểm các thần thoại về thây ma (zombie) bắt đầu xuất hiện. Các nô lệ người Tây Phi được đưa đến đảo Caribe để làm việc trong các đồn điền mía. Mặc dù cách duy nhất để thoát khỏi nỗi kinh hoàng của chế độ nô lệ là tìm đến cái chết, nhiều người vẫn cố gắng sống sót vì họ sợ mình sẽ bị biến thành thây ma và vẫn là nô lệ ngay cả ở thế giới bên kia.

Xem thêm:   Shout Out Là Gì? Những Từ Lóng Giới Trẻ Nên Biết Mới Nhất

Năm 1804, khi Cách mạng Haiti chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp, những thần thoại này trở nên phổ biến hơn và được xếp vào tôn giáo Voodoo. Cho đến hiện tại, nhiều người theo đạo Voodoo ở Haiti vẫn tin rằng thây ma được hồi sinh do một người tiến hành các nghi lễ Voodoo, được gọi là bokor.

Zombie được hình thành như thế nào?

Chất bột đặc biệt: Cóc, giun và xác người

Theo nhiều báo cáo, những người thực hành nghi lễ vodou- được gọi là bokor tạo ra một hợp chất bột màu trắng gọi là coupe poudre. Các thành phần trong loại bột này được cho là có thể biến một người thành thây ma. Vào những năm 1980, nhà dân tộc học Harvard Wade Davis đã đến Haiti để điều tra về thây ma và loại “bột thây ma” này.

Mặc dù các bokor khác nhau sử dụng các thành phần khác nhau trong bột của họ, Davis nhận thấy rằng “có năm thành phần động vật không đổi: xác người bị đốt cháy và xay nhuyễn [thường là xương], một con ếch nhỏ, một con giun, một con cóc lớn, và một hoặc nhiều loài cá nóc. Thành phần mạnh nhất là cá nóc, có chứa chất độc thần kinh chết người được gọi là tetrodotoxin “, Davis viết trên Tạp chí Harper’s .

Nếu sử dụng ở liều lượng không gây chết người, chất độc này sẽ khiến cho con người khó di chuyển, tâm thần rối loạn và hô hấp gặp vấn đề- những triệu chứng “giống như zombie”. Còn nếu sử dụng ở liều lượng cao, Tetrodotoxin có thể dẫn đến tê liệt và hôn mê, khiến con người rơi vào trạng thái như đã chết.

Xem thêm:   Ma Da Là Gì? Ma Da Đáng Sợ Như Thế Nào Trong Truyện & Thực Tế

Một số người trong cộng đồng khoa học đã chỉ trích nghiên cứu của Davis – cuộc điều tra của ông được công bố vào năm 1983 trên Tạp chí Ethnopharmacology – nhưng việc xác định tetrodotoxin là thành phần hoạt động trong bột thây ma có giá trị khoa học đáng kể.

Hưng phấn, rồi chết

Một số loài động vật có chứa tetrodotoxin trong cơ thể; điển hình là gan, mắt và buồng trứng của cá nóc (chi Takifugu ) có lượng độc tố thần kinh gây chết người đặc biệt cao. Mặc dù được coi là món ăn ngon ở Nhật Bản, nhưng loại cá này và một số nội tạng của nó (đặc biệt là gan) bị cấm làm thực phẩm ở nhiều nơi vì nguy hiểm.

Với một lượng nhỏ, tetrodotoxin gây tê, ngứa ran và cảm giác không quá khó chịu – thậm chí là hưng phấn – theo báo cáo từ những người sành ăn dũng cảm đã từng thử mẫu cá nóc được chế biến cẩn thận. Tuy nhiên, mức độ cao của chất độc có thể gây tử vong trong vòng vài phút do suy hô hấp.

Nhưng ở liều sublethal, chất độc có thể khiến nạn nhân rơi vào trạng thái lơ lửng: khó thở và gần như không thể hoạt động được, nhịp tim gần bằng 0, nhưng người đó vẫn tỉnh táo và nhận biết được (mặc dù không thể nói).

Trở thành Zombie- nô lệ xác sống

Do đó, độc tố này có thể là cơ sở của hiện tượng thây ma. Theo Davis và các nhà quan sát khác, một người tiếp xúc với một lượng bột thây ma có chứa tetrodotoxin nhất định có thể chuyển sang trạng thái thực vật giống như chết. Ngay sau khi người đó được chôn cất, thi thể của họ được khai quật bởi một bokor.

Mặc dù thây ma được khai quật thường bị apoxia (thiếu ôxy) do lượng không khí hạn chế bên trong quan tài, nhưng bokor vẫn có thể kiểm soát người đó bằng cách liên tục sử dụng loại thuốc thứ hai, một hợp chất tác động đến thần kinh có nguồn gốc từ cỏ dại jimson (Datura stramonium). Loại thuốc thứ hai này gây mê sảng và mất phương hướng, khiến người đó không thể hoạt động bình thường.

Xem thêm:   Thặng Dư Tiêu Dùng Là Gì? Công Thức Tính Thặng Dư Tiêu Dùng Chính Xác Nhất

Những trường hợp được ghi nhận cho thấy Zombie có thật

Tạp chí y khoa The Lancet của Anh đã công bố ba bài báo cáo về “quá trình tái sinh” vào năm 1997. Đó là một phụ nữ được cho là đã chết và được chôn cất trong một ngôi mộ gia đình, tuy nhiên đã xuất hiện lại ba năm sau đó. Một số thành viên trong gia đình và người dân thị trấn đã xác nhận chính là cô ấy. Các tác giả cho biết một tòa án địa phương đã cho phép mở ngôi mộ của cô ấy ra, và thấy rằng nó chứa đầy đá. Sau đó, cha mẹ cô ấy không thể quyết định có nên đưa cô ấy về nhà hay không, và cuối cùng cô ấy đã được đưa vào bệnh viện tâm thần ở Port-au-Prince”.

Một báo cáo nổi tiếng về thây ma đến từ các trang của ChemMatters, ấn phẩm của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đề cập đến năm 1962, một người đàn ông tên là Clairvius Narcisse được đưa vào Bệnh viện Albert Schweitzer ở Port-au-Prince với những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Sau khi hôn mê, Narcisse sau đó được hai bác sĩ bệnh viện tuyên bố đã chết và được chôn cất ngay sau đó.

Mười tám năm sau, vào năm 1980, một người đàn ông đến gặp Angelina Narcisse trong một khu chợ trong làng và tự nhận mình là anh trai của cô. Ông kể lại câu chuyện bị chôn sống, bị đào lên và bị bắt làm nô lệ trong một đồn điền ở vùng hẻo lánh. Các bác sĩ đã kiểm tra Narcisse – cùng hàng chục người dân trong làng và các thành viên trong gia đình – đã xác nhận anh ta chính là người đàn ông được chôn cất vào năm 1962.

Như vậy, mặc dù zombie trong phim và trên TV không hề có thật – nhưng nhiều trường hợp trong đời thực vẫn cho chúng ta thấy rằng trí não của các sinh vật có thể bị cưỡng đoạt, hoặc cơ thể đã chết của chúng có thể bị sử dụng để phục vụ cho một số mục đích khác.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và trả lời được câu hỏi Zombie có thật không. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác nếu bạn thấy hữu ích nhé!